- Vận tải cơ huyền thoại C-130H Hercules được 'nhận sổ hưu'
- Tàu sân bay Shahid Bakri của Iran thay đổi cán cân sức mạnh khu vực
- Nga mơ về tàu sân bay hạt nhân Ulyanovsk khi chiếc Kuznetsov nguy cơ bị loại biên

Theo thông tin sơ bộ, đợt chuyển giao đầu tiên cho Không quân Ukraine có thể chỉ bao gồm 2 - 3 chiếc tiêm kích Mirage 2000, nhưng số lượng như vậy cũng rất đáng quan tâm, đặc biệt khi đó là máy bay chiến đấu được hiện đại hóa để chiến đấu ở chiến trường Đông Âu.

Vai trò của những chiến đấu cơ này đang thu hút sự quan tâm từ các chuyên gia quân sự quốc tế, chúng có ưu điểm nào so với F-16 hay những tiêm kích thời Liên Xô mà Kyiv đang sở hữu?

Cần lưu ý rằng ít nhất là trong những năm gần đây, chiến đấu cơ Mirage 2000-5F của Pháp dường như không có khả năng sử dụng vũ khí không đối đất chính xác, khi vai trò của chúng là tiêm kích phòng không.

Ý kiến trên được đưa ra bởi chưa có hình ảnh hoặc thông tin nào về việc triển khai vũ khí như vậy trên các tiêm kích của phi đội 1/2 Cigognes và 3/11 Corse, đây là những đơn vị duy nhất ở Pháp đang vận hành Mirage 2000-5F.

Trong khi đó, tiêm kích Mirage 2000-5 xuất khẩu cho Hy Lạp được định danh là Mirage-2000-5 Mk 2, đây thực chất là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4+ hoàn chỉnh và những chiếc chuyển giao cho Ukraine đã được nâng cấp theo cấu hình trên.

Như vậy khả năng cao tiêm kích Mirage 2000-5F của Ukraine cũng có khả năng sử dụng ít nhất là bom tầm xa AASM Hammer, cũng như tên lửa hành trình Storm Shadow/Scalp-EG.

Không loại trừ khả năng đây có thể là nhiệm vụ chính của các máy bay chiến đấu Pháp tại Ukraine, bởi vì việc tích hợp đúng vũ khí vào nền tảng được thiết kế để mang chúng sẽ cung cấp những khả năng mới.

Không quân Ukraine đã sử dụng tên lửa hành trình Scalp-EG với sự hỗ trợ từ máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 của Liên Xô. Sự khác biệt chính chỉ có thể là khả năng cơ động được tăng lên và quá trình tấn công được đơn giản hóa.

Theo nhận xét, việc sử dụng Mirage 2000 để phóng tên lửa hành trình sẽ giúp đơn giản hóa các cuộc tấn công, vì loại tiêm kích này không cần phải bay lên độ cao lớn để triển khai vũ khí, khiến hoạt động tác chiến trở nên bí mật hơn và khó bị phòng không đánh chặn.

Ngoài ra trong bối cảnh này, chúng ta cũng nên thực hiện một so sánh nhỏ về những gì tiêm kích Mirage 2000-5 có thể làm được so với F-16 do Mỹ sản xuất trong tác chiến không đối không.

Cả hai loại máy bay đều có thể sử dụng làm tiêm kích phòng không ở cấp độ gần như nhau, đảm nhận việc tiêu diệt các mục tiêu như tên lửa hành trình. Với hai thùng nhiên liệu ngoài, Mirage 2000-5 giống như F-16, sẽ mang tới 6 tên lửa không đối không.

Ngoài ra nếu cần thiết, máy bay có thể thực hiện nhiệm vụ ném bom tầm xa vào các mục tiêu tiền tuyến một cách hiệu quả. Đối với những cuộc tấn công tầm xa bằng tên lửa hành trình, Mirage 2000-5 và F-16 cũng có hiệu quả tương đương.

Nhưng chắc chắn F-16 sẽ hoàn thành một nhiệm vụ đặc biệt tốt hơn rất nhiều, nếu mọi điều kiện khác đều như nhau. Đây là nhiệm vụ có mật danh "xua đuổi máy bay đối phương".

Lý do là bởi vì F-16 với tên lửa AIM-120 trong các phiên bản C-5/6/7, cho thấy tầm tiêu diệt mục tiêu tối đa lên tới 105 - 120 km, và với biến thể C-8 và D là 160 - 180 km. Tức là F-16 có thể làm điều này tốt hơn Mirage 2000-5 trang bị tên lửa MICA có tầm bắn chỉ 80 km.

Mặc dù vậy, tiêm kích Mirage 2000-5 lại mang được tên lửa chống hạm Excocet, khiến tàu chiến hay tàu vận tải Nga phải rất cẩn trọng khi qua vùng chiến sự.














