Thủ đô nước Áo và những lần đối mặt với tấn công khủng bố

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

ANTD.VN - Vienna - thủ đô của nước Áo được ví như là trung tâm văn hóa và nghệ thuật của Châu Âu vừa chấn động bởi một loạt các vụ xả súng bên ngoài giáo đường Do Thái ở trung tâm thành phố khiến ít nhất 7 người đã thiệt mạng và hơn 60 người khác bị thương. Điều đáng nói là, đây không phải là vụ tấn công khủng bố duy nhất mà thành phố này phải đối mặt trong nhiều thập kỷ qua.

Ngày 2-11, thủ đô nước Áo đã chứng kiến ​​một vụ tấn công khủng bố ngay ở trung tâm thành phố gần giáo đường Do Thái. Vụ nổ súng 7 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Cảnh sát và quân đội Áo đã tiến hành chiến dịch truy bắt quy mô lớn những kẻ thủ ác và đặt báo động cho toàn thành phố.

Cảnh sát tiến hành chiến dịch truy bắt những kẻ khung bổ trên quy mô lớn

Cảnh sát tiến hành chiến dịch truy bắt những kẻ khung bổ trên quy mô lớn

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz gọi đây là một "vụ tấn công khủng bố ghê tởm" và tuyên bố sẽ thực hiện "hành động quyết định".

Cần nói thêm rằng, vụ xả súng ngày 2-11 ở Vienna là 1 trong hàng loạt các cuộc tấn công khủng bố mà thủ đô của nước Áo phải hứng chịu trong nhiều thập kỷ qua.

Năm 1975: Cuộc vây hãm OPEC

Ngày 22-12-1975, sáu tên khủng bố với vũ khí được giấu trong túi đựng dụng cụ thể thao đã xông vào cuộc họp của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC, diễn ra tại Vienna, thủ đô nước Áo, bắn chết 3 người bằng súng tiểu liên và bắt ít nhất 60 người làm con tin.

Sáu tên khủng bố đã xông vào cuộc họp của các nước OPEC, bắn chết 3 người và bắt hơn 60 người khác làm con tin

Sáu tên khủng bố đã xông vào cuộc họp của các nước OPEC, bắn chết 3 người và bắt hơn 60 người khác làm con tin

Trong số các con tin có 11 đại biểu tham dự hội nghị, bao gồm Sheik Ahmed Zaki Yamani, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia, Jamshid Amuzegar của Iran và Valentin Hernandez Acosta của Venezuela.

Kẻ cầm đầu vụ tấn công này là Carlos "chó rừng" và nhóm của hắn tự nhận là "Cánh tay của Cách mạng Ả Rập".

Carlos "chó rừng" bị bắt ở Khartoum, Sudan và đang thụ án chung thân cho ít nhất 16 vụ giết người khác.

Năm 1981: Cuộc tấn công giáo đường Do Thái

Một giáo đường Do Thái khác ở Vienna, gần nơi diễn ra cuộc tấn công năm 2020, cũng đã từng là mục tiêu của những kẻ khủng bố vào năm 1981. Khi đó 2 tên khủng bố với súng máy và lựu đạn đã giết chết 2 người và làm bị thương 30 người đang tham gia buổi lễ Bar mitzvah.

Biểu tình nổ ra tại Đại sứ quán Áo ở Thủ đô Công lý Thế giới - The Hague để phản đối cuộc tấn công vào giáo đường Do Thái ở Vienna năm 1981

Biểu tình nổ ra tại Đại sứ quán Áo ở Thủ đô Công lý Thế giới - The Hague để phản đối cuộc tấn công vào giáo đường Do Thái ở Vienna năm 1981

Những kẻ tấn công được xác định là Marwan Hasan, 25 tuổi, đến từ Jordan và Hesham Mohammed Rajeh, 21 tuổi, sinh ra ở Iraq. Cả hai đều bị kết tội giết người.

Năm 1985: Cuộc tấn công sân bay Schwechat ở Vienna

Ngày 27-12-1985, sân bay Schwechat tại thủ đô Vienna của Áo đã phải hứng chịu cuộc tấn công của 7 tên khủng bố Ả Rập. Những kẻ khủng bố đã sử dụng súng trường và lựu đạn để thực hiện vụ tấn công.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố tại sân bay Schwechat ở thủ đô Vienna

Hiện trường vụ tấn công khủng bố tại sân bay Schwechat ở thủ đô Vienna

Vụ tấn công đã cướp đi sinh mạng của 19 dân thường và làm bị thương hàng trăm người khác trước khi 4 kẻ khủng bố bị nhân viên an ninh tiêu diệt, 3 tên còn lại bị cảnh sát địa phương bắt giữ.

Năm 2009: Cuộc tấn công đền Ấn Độ Guru Ravidas Gurdwara

Ngày 24-5-2009, ngôi đền Guru Ravidas Gurdwara ở thủ đô Vienna đã chứng kiến ​​một cuộc tấn công do 6 người đàn ông được trang bị dao và súng tiến hành. Hai giáo sĩ Ấn Độ phải hứng chịu nhiều phát súng và chết sau khi được đưa tới bệnh viện, cùng ít nhất 15 người khác bị thương.

Các nhân viên y tế cấp cứu nạn nhân bị thương sau vụ xả súng ở đền Guru Ravidas Gurdwara

Các nhân viên y tế cấp cứu nạn nhân bị thương sau vụ xả súng ở đền Guru Ravidas Gurdwara

Trong số những người bị thương có 4 kẻ tấn công, chúng sau đó đã bị những giáo dân khác khống chế và bắt giữ ngay tại ngôi đền.