[ẢNH] Nga có nguy cơ "ăn quả đắng" từ thương vụ S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ

ANTD.VN - Thương vụ S-400 Triumf giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được coi là một sự thành công ngoài mong đợi của Nga. Ngoài việc thu được số lượng lớn ngoại tệ, thì việc bán hệ thống phòng không tầm xa này cho một thành viên NATO, là "cái tát" vào niềm kiêu hãnh Của Mỹ và phương Tây, tuy vậy, thương vụ này đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Thương vụ bán hệ thống phòng không đánh chặn tầm xa S-400 Triumf của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ được coi là lợi kép đối với Nga. Ngoài việc bán vũ khí thu ngoại tệ, Nga còn gián tiếp giáng một đòn chí mạng vào mối quan hệ giữa các thành viên NATO, dữ liệu lưới lửa phòng không của khối này có nguy cơ bị Nga xâm nhập qua hệ thống phòng không S-400.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Việc Thổ Nhĩ Kỳ tìm đến Nga hỏi mua hệ thống phòng không S-400 được coi là sự thất bại về mặt ngoại giao Mỹ. Mỹ và NATO từng ép Thổ Nhĩ Kỳ phải mua hệ thống phòng không Patriot-3 (PAC3) của Raytheon - Mỹ hoặc SAMP/T Aster-30 của Châu Âu, thay vì mua S-400 của Nga hay HQ-9 của Trung Quốc.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Những bất đồng liên tiếp giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và NATO kể từ sau vụ đảo chính tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bất thành đã khiến nước này chốt hợp đồng mua S-400 của Nga. Đây được coi là cái tát vào niềm kiêu hãnh của Mỹ-NATO. Nga mừng ra mặt, Mỹ và NATO mặc dù tức giận nhưng cũng vớt vát một phần vì hi vọng sẽ có sơ hội tiếp cận sâu hệ thống S-400, còn Thổ Nhĩ Kỳ, họ lại có những bước đi toan tính riêng.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Thổ Nhĩ Kỳ thừa hiểu, nếu mua của Nga hoặc Trung Quốc họ sẽ ít hoặc thậm chí không được chia sẻ cơ sở dữ liệu phòng không khổng lồ từ khối NATO, điều rất bất lợi cho việc phòng thủ của nước này, nhưng họ chấp nhận điều đó, đổi lại việc mua S-400 họ sẽ giúp họ có được một phần công nghệ từ hệ thống phòng không tối tân này.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Nhưng lúc này, Nga cho rằng họ sẽ không cung cấp mã điện tử hay bất cứ thứ gì liên quan đến kỹ thuật của S-400. Một nguồn tin quân sự Nga nói với trang Gazeta.ru còn nói trắng ra rằng: "Chúng tôi sẽ không trao cho họ bất cứ mã điện tử nào. Theo thỏa thuận, việc bảo dưỡng kỹ thuật sẽ do Nga làm, và họ (tức người Thổ) sẽ không tiếp cận hệ thống đó".
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Điều Nga lo lắng việc cung cấp mã điện tử cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp NATO xâm nhập sâu vào được hệ thống S-400, từ đó sẽ có cách vô hiệu hóa hệ thống này.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Trong canh bạc chính trị, không có người khôn kẻ ngu, chỉ có người biết chớp cơ hội. Thổ Nhĩ Kỳ không phải ngẫu nhiên mà họ khước từ mua của Mỹ và Châu Âu để mua từ Nga. Nếu Nga khước từ việc chuyển giao công nghệ, đồng nghĩa với việc thương vụ có nguy cơ đổ bể.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
"Cho tới thời điểm này, chúng tôi chưa nhận được lời từ chối chính thức từ Nga. Tổng thống Putin đã nói với chúng tôi rằng hai nước có thể thiết lập các bước đi hướng đến việc cùng sản xuất chung. Công nghệ là vô cùng cần thiết. Nếu Nga từ chối, chúng ta có thể xúc tiến kế hoạch với nước khác" - ông Mevlut Cavusoglu, người đứng đầu Bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
"Chúng ta cần mua tên lửa S-400 một cách khẩn thiết. Thổ Nhĩ Kỳ cần vũ khí như vậy để bảo vệ không phận. Nhưng, nếu các nước có tư tưởng chống Nga không muốn Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 từ Moscow thì họ cũng nên cung cấp giải pháp thay thế". - Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói thêm.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Phát biểu trên của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy điều kiện tiên quyết của nước này mua hệ thống phòng không, là các quốc gia bán phải trao một phần công nghệ cho họ, thậm chí là sản xuất chung.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Đây không phải là điều khó hiểu với một đất nước có nền khoa học quốc phòng phát triển như Thổ Nhĩ Kỳ.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ từng mua xe tăng và pháo tự hành hiện đại từ Hàn Quốc, sau đó nước này đã nhận công nghệ để sản xuất các loại vũ khí này ngay trong nước.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Việc sản xuất các loại vũ khí công nghệ cao sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiếp cận được ngay công nghệ vũ khí hiện đại, rút ngắn thời gian nghiên cứu phát triển, và tự chủ được việc sản xuất vũ. Trong hình là phòng điều khiển của hệ thống phòng không S-400.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Rõ ràng thương vụ S-400 của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ, nếu Nga không xuống nước để chia sẻ một phần công nghệ từ vũ khí tối tân này.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Nhà máy sản xuất đạn tên lửa S-400 của Nga. Các công nhân đang đưa đạn tên lửa vào ống phóng của hệ thống đánh chặn tầm xa S-400.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Cuộc chiến tại Syria đã ngốn của Nga một lượng ngân sách khổng lồ, họ rất cần ngân sách để bù đắp vào khoản chi tiêu này, nhưng có vì việc này mà chia sẻ công nghệ cho một trong các nước thành viên NATO hay không, điều này có lẽ Nga sẽ cần nhiều thời gian suy nghĩ và tính toán.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Trong quá khứ, Nga sẵn sàng chuyển giao công nghệ nếu đối tác mua số lượng lớn. Nga đã từng bán cho Trung Quốc một lượng lớn chiến đấu cơ Su-27, đổi lại họ sẽ chuyển giao công nghệ, trên cơ sở này, tiêm kích J-11 (bản sao của Su-27) trung Quốc đã ra đời.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Nga cũng từng tuyên bố nếu nước nào mua 1.000 chiếc xe tăng T-80 của họ, họ sẵn sàng chuyển giao cả nhà máy sản xuất loại tăng này. Máy bay chiến đấu và xe tăng sẽ rất khác với hệ thống phòng không, đây vốn là loại vũ khí công nghệ cao và phức tạp hơn nhiều.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
Nga đã bị lật kèo trong thương vụ Su-27 với Trung Quốc, ngay sau khi sản xuất được bản sao Su-27, Trung Quốc đã viện đủ lý do để hủy hợp đồng mua Su-27. Vì vậy, Nga sẽ cần cân nhắc thiệt hơn trong thương vụ S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ. Từ thế thượng phong, Nga lại vướng vào tình huống khó xử.
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ
[ẢNH] Nga có nguy cơ