[Ảnh] Lo ngại về xung đột ngay trong lễ kỷ niệm 80 năm nổ ra Thế chiến II

ANTD.VN - Các nguyên thủ một số quốc gia đã có mặt tại Ba Lan hôm qua 1-9 để dự lễ kỷ niệm 80 năm ngày nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại với hơn 70 triệu người chết kết thúc vào ngày 2-9-1945, ngày này cách đây tròn 74 năm.
Lễ kỷ niệm 80 năm ngày nổ ra Thế chiến II diễn ra ở Wielun, thành phố đầu tiên của Ba Lan bị Đức bắn phá vào ngày 1-9-1939

Lễ kỷ niệm 80 năm ngày nổ ra Thế chiến II diễn ra ở Wielun, thành phố đầu tiên của Ba Lan bị Đức bắn phá vào ngày 1-9-1939

Các nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại Warsaw gồm Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Thủ tướng Đức Angela Merkel…

Các nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại Warsaw gồm Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Thủ tướng Đức Angela Merkel…

Tổng thống Mỹ Donald Trump ban đầu dự kiến tham dự sự kiện này nhưng đã hủy kế hoạch để ở nhà đối phó với siêu bão Dorian.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ban đầu dự kiến tham dự sự kiện này nhưng đã hủy kế hoạch để ở nhà đối phó với siêu bão Dorian.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nêu vấn đề, châu Âu gần đây chứng kiến sự trở lại của khuynh hướng đế quốc, ám chỉ các hành động quân sự của Nga sau khi sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nêu vấn đề, châu Âu gần đây chứng kiến sự trở lại của khuynh hướng đế quốc, ám chỉ các hành động quân sự của Nga sau khi sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.

Vì lý do này mà Tổng thống Nga không được mời đến dự, mặc dù đã có hơn 26 triệu người Nga thiệt mạng trong Thế chiến II. Cách đây 10 năm, ngày 1-9-2009, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã cùng các nhà lãnh đạo châu Âu dự buổi lễ tương tự ở Ba Lan.

Vì lý do này mà Tổng thống Nga không được mời đến dự, mặc dù đã có hơn 26 triệu người Nga thiệt mạng trong Thế chiến II. Cách đây 10 năm, ngày 1-9-2009, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã cùng các nhà lãnh đạo châu Âu dự buổi lễ tương tự ở Ba Lan.

“Cuộc chiến này là một tội ác của Đức”, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã phát biểu như vậy và nhấn mạnh: “Tôi cúi đầu trước các nạn nhân Ba Lan dưới chế độ chuyên chế của Đức, tôi cầu xin sự tha thứ của mọi người”.

“Cuộc chiến này là một tội ác của Đức”, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã phát biểu như vậy và nhấn mạnh: “Tôi cúi đầu trước các nạn nhân Ba Lan dưới chế độ chuyên chế của Đức, tôi cầu xin sự tha thứ của mọi người”.

“Ngay tại thành phố này, hơn 150.000 người gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em Ba Lan đã hy sinh mạng sống chỉ sau 9 tuần nổ ra chiến tranh”, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nhấn mạnh

“Ngay tại thành phố này, hơn 150.000 người gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em Ba Lan đã hy sinh mạng sống chỉ sau 9 tuần nổ ra chiến tranh”, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nhấn mạnh

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng khẳng định tiếp tục sát cánh với tất cả các đồng minh NATO

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng khẳng định tiếp tục sát cánh với tất cả các đồng minh NATO

Sau các bài phát biểu, tiếng chuông Ký ức và Cảnh báo vang lên để tưởng nhớ các nạn nhân chiến tranh và như một lời cảnh báo chống lại xung đột đang hiện hữu.

Sau các bài phát biểu, tiếng chuông Ký ức và Cảnh báo vang lên để tưởng nhớ các nạn nhân chiến tranh và như một lời cảnh báo chống lại xung đột đang hiện hữu.

Các tổng thống, quan chức địa phương và người dân đã dành 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ khoảng 2.000 nạn nhân.

Các tổng thống, quan chức địa phương và người dân đã dành 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ khoảng 2.000 nạn nhân.

Các cựu chiến binh Ba Lan trong Thế chiến II được sắp xếp ở vị trí trang trọng trên khán đài

Các cựu chiến binh Ba Lan trong Thế chiến II được sắp xếp ở vị trí trang trọng trên khán đài

Khán giả cầm nến trên tay tưởng niệm nạn nhân chiến tranh, buổi lễ diễn ra đúng địa điểm và thời gian Đức Quốc xã thả quả bom đầu tiên tại Wielun, Ba Lan ngày 1-9-1939

Khán giả cầm nến trên tay tưởng niệm nạn nhân chiến tranh, buổi lễ diễn ra đúng địa điểm và thời gian Đức Quốc xã thả quả bom đầu tiên tại Wielun, Ba Lan ngày 1-9-1939

Ông Tadeusz Sierandt, một trong những nhân chứng sống của vụ đánh bom Wielun cùng bức ảnh thị trấn đã bị quân Đức tàn phá

Ông Tadeusz Sierandt, một trong những nhân chứng sống của vụ đánh bom Wielun cùng bức ảnh thị trấn đã bị quân Đức tàn phá

Chiến tranh Thế giới thứ hai kéo dài 2.194 ngày, đánh dấu vào cuộc xâm lược Ba Lan của Đức vào ngày 1-9-1939, đến ngày 2-9-1945, khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện.

Chiến tranh Thế giới thứ hai kéo dài 2.194 ngày, đánh dấu vào cuộc xâm lược Ba Lan của Đức vào ngày 1-9-1939, đến ngày 2-9-1945, khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện.

Cảnh hoang tàn của thị trấn Wielun sau cuộc xâm lược của quân Đức

Cảnh hoang tàn của thị trấn Wielun sau cuộc xâm lược của quân Đức

Xe tăng bọc thép của Đức tiến vào Ba Lan tháng 9-1939

Xe tăng bọc thép của Đức tiến vào Ba Lan tháng 9-1939

Quốc trưởng Đức quốc xã Adolf Hitler hội quân tại Warsaw, Ba Lan, vào ngày 5-10-1939.

Quốc trưởng Đức quốc xã Adolf Hitler hội quân tại Warsaw, Ba Lan, vào ngày 5-10-1939.

Ngày 2-9-1945, phái đoàn Nhật Bản chính thức ký văn kiện đầu hàng trên tàu USS Missouri, đánh dấu sự kết thúc chính thức của Thế chiến II.

Ngày 2-9-1945, phái đoàn Nhật Bản chính thức ký văn kiện đầu hàng trên tàu USS Missouri, đánh dấu sự kết thúc chính thức của Thế chiến II.

Kéo dài gần 6 năm, cuộc chiến đã khiến 70 triệu người thiệt mạng, có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Đến khi kết thúc, nó lại mở ra một cuộc chia rẽ mới dẫn đến Chiến tranh lạnh mà hậu quả còn tiếp diễn cho đến hôm nay.

Kéo dài gần 6 năm, cuộc chiến đã khiến 70 triệu người thiệt mạng, có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Đến khi kết thúc, nó lại mở ra một cuộc chia rẽ mới dẫn đến Chiến tranh lạnh mà hậu quả còn tiếp diễn cho đến hôm nay.