- Pháp chuyển giao toàn bộ pháo tự hành CAESAR sản xuất năm 2025 cho Ukraine
- Trung Quốc nhanh chóng đuổi kịp Nga - Mỹ về số đầu đạn hạt nhân?
- 100 pháo tự hành M109A5 'dư thừa' sẽ được Tây Ban Nha cung cấp cho Ukraine?

Tên lửa Kornet đang được Quân đội Nga sử dụng có khả năng xuyên thủng hơn 120 cm thép đồng nhất, thông báo này được đăng tải trên kênh Telegram của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec.

Đại diện Rostec khẳng định, hiện tại không có loại thiết giáp nào được Quân đội Ukraine sử dụng có thể chống lại tên lửa chống tăng (ATGM) của Nga, khi Kornet có thể xuyên thủng mọi chiến xa đối phương từ phía trước, và thậm chí "cho đến tận phía sau".

Những "món quà" nặng nhiều tấn của NATO như xe tăng Abrams không thể tránh khỏi sự phá hủy nhờ các loại giáp phản ứng nổ, tấm thép bổ sung hoặc mái che máy bay không người lái và hệ thống tác chiến điện tử gắn kèm.

Ngay cả những loại giáp nhiều lớp hiện đại nhất với các thành phần bao gồm vật liệu gốm, vonfram hay uranium nghèo nổi tiếng cũng không thể ngăn chặn được luồng xuyên lõm của ATGM Kornet.

Thông tin của Rostec có đề cập đến một trường hợp xe tăng Abrams đã bị xuyên thủng lớp giáp và cả động cơ một cách dễ dàng. Số liệu thống kê rất đơn giản: mỗi tên lửa phóng đi có nghĩa đối phương sẽ mất một phương tiện chiến đấu.

Quá trình phát triển Kornet ATGM bắt đầu từ thập niên 1990, vũ khí này chính thức gia nhập biên chế Quân đội Nga vào năm 1998, nó được thiết kế để đánh bại mọi xe tăng hiện đại có vỏ giáp dày, cũng như những mục tiêu không bọc thép khác.

Kornet sử dụng phương thức dẫn đường bám chùm tia laser bán tự động, tức là trắc thủ phải liên tục kiểm soát quá trình bay của đạn cho tới khi chạm mục tiêu bằng cách điều chỉnh con trỏ chữ thập trên thiết bị ngắm bắn.

Tầm bắn tối đa của Kornet ATGM lên tới 10 km khi sử dụng tên lửa đặc biệt.

Trong khi biến thể tiêu chuẩn có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 5,5 km ở điều kiện tác chiến lý tưởng, tức là không có vật cản giữa thiết bị ngắm bắn và mục tiêu.

Đầu đạn của tên lửa là loại xuyên lõm hai tầng, có thể đục thủng 1.200 mm thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ. Ngoài ra Kornet còn mang được đầu đạn nhiệt áp, khiến nó có thể tiêu diệt cả thiết giáp cũng như công sự và nhân lực của đối phương.

Một chỉ huy chiến trường của Nga đã khẳng định tính hiệu quả của Kornet khi lưu ý rằng ATGM này có thể tấn công với độ chính xác cao từ cự ly xa, từ đó giảm đáng kể rủi ro đối với người điều khiển và tăng cơ hội hoàn thành nhiệm vụ.

Ưu điểm nữa của Kornet là tính linh hoạt cao khi bệ phóng cùng cơ cấu dẫn đường có thể lắp đặt trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả xe bọc thép chở quân và xe địa hình để nâng cao mức độ cơ động.

Mặc dù vậy vũ khí này cũng tồn tại nhược điểm lớn đó là chưa được trang bị công nghệ "phóng và quên" khi yêu cầu xạ thủ phải luôn duy trì đường ngắm cho tới lúc đạn chạm mục tiêu.

Điều này dẫn đến nguy cơ lớn cho xạ thủ, bởi xe tăng - thiết giáp hiện đại đều được trang bị cảm biến cảnh báo laser sẽ nhanh chóng xác định vị trí đặt bệ phóng và phản kích chớp nhoáng.













