Tảo có thể chữa mù lòa

ANTĐ - Retrosense, một công ty có trụ sở ở Michigan (Mỹ) đang nghiên cứu khả năng cấp ghép protein nhạy sáng từ một loại tảo vào mắt người mù để khôi phục thị lực cho họ. 
Tảo có thể chữa mù lòa ảnh 1

Loài tảo đem đến tin vui cho người khiếm thị là Chlamydomonas reinhardtii - một sinh vật đơn bào sống trong đất và nước. Tảo có một “đốm mắt” nguyên thủy cho phép chúng cảm nhận được nơi có ánh sáng Mặt trời để di chuyển tới và thực hiện quá trình quang hợp. Giống mắt người, “đốm mắt” của tảo có các protein nhạy sáng và một trong số đó là annelrhodopsin-2. Công ty RetroSense đang hy vọng cấy ghép gene của protein tảo này vào mắt người mù. 

Công nghệ này được gọi là quang di truyền học (Optogenetics), từng được các nhà khoa học thần kinh sử dụng nhiều thập niên qua. Đến nay, RetroSense đã thử nghiệm trên chuột và động vật linh trưởng, tất cả đều đem lại kết quả tốt. Công ty sẽ sớm thử nghiệm lâm sàng trên người sau khi quá trình cấy ghép được Cục Quản lý Dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn vào tháng trước.