Thật nhiều tấm lòng nhân hậu tuyệt vời trong cơn đại dịch

ANTD.VN - Ngày đầu tiên cây ATM gạo theo ý tưởng của Hoàng Tuấn Anh hoạt động tại TP.HCM. Phạm Thị Hương Giang, tức Jang Kều của Dự án Nhà Chống Lũ, đã ứa nước mắt vì không ngờ người đến lấy gạo đông như thế, người thiếu ăn nhiều như thế. Một cuộc kêu gọi với tiêu đề "Góp gạo" lan nhanh trên mạng xã hội. 

Đại diện Đoàn Thanh niên Báo An ninh Thủ đô trao lương thực, thực phẩm của bạn đọc hảo tâm gửi động viên các bệnh nhân xóm chạy thận ở Hà Nội vượt qua khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống Covid-19

Sau đấy, với sự chung tay của nhiều tổ chức và cá nhân có tâm huyết, ATM gạo có mặt ở Huế, Hà Nội… (Ở Hà Nội, phụ trách dự án ATM gạo là team Thaihabooks). Tính đến ngày 21-4, gửi đến dự án Góp Gạo tổng cộng đã là 629.109.042 đồng, tương đương 53.839 tấn gạo. Ngay cả khi thông báo dừng nhận đóng góp trong 1 tuần (7-4 đến 14-4), số tiền người gửi đến vẫn tiếp tục tăng khiến những người điều hành khá bối rối trước khi quyết định dừng hẳn nhận đóng góp. Cây ATM gạo ở Hà Nội ngày đầu hoạt động không suôn sẻ bởi sự chen lấn mất trật tự của những người lĩnh gạo. Tuy nhiên, mấy ngày sau, người dân đã bình tĩnh hơn.

Việc phát gạo lại tiếp tục. ATM gạo, sau đó là ATM cơm, hoặc siêu thị 0 đồng, phát những phần ăn miễn phí cho bệnh nhân tại nhiều bệnh viện… tất cả đều ra đời bởi sự  hào hiệp của những người muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, một cách chung tay cùng Chính phủ lo cho xã hội những ngày cả đất nước gồng mình chống dịch.

Cùng với muôn ngàn sáng kiến khác, như tổ chức đấu giá tranh, biểu diễn văn hóa nghệ  thuật miễn phí, quyên góp mua khẩu trang, thiết bị y tế cho y bác sĩ ở tuyến đầu chống  dịch, công cuộc hỗ trợ người nghèo thời gian vừa rồi đã lan rộng đến mức không thể không xúc động. Không hề nói sai khi nhận thấy trong cả mùa dịch Covid-19 vừa diễn ra, tai họa không biết trước đã đưa con người lại gần nhau hơn. Qua những kỳ thị ban đầu về sự lây nhiễm, là lúc những lời yêu thương được nói rất nhiều, với nhiều cách khác  nhau.

Niềm vui hiện lên trong ánh mắt người dân nghèo khi nhận lương thực tại các điểm phát gạo ở Hà Nội - Ảnh: LAM THANH

Một ví dụ là có một xóm chạy thận nhỏ ở Ngọc Hồi, bệnh nhân chủ yếu chạy thận tại bệnh viện Nông nghiệp cách xa trung tâm thành phố, nhưng khi bệnh viện Bạch Mai bị phong tỏa, những bệnh nhân chạy thận ở Bạch Mai nghe nói gặp khó khăn trong chữa bệnh, là ngay lập tức, những bệnh nhân chạy thận ở đâu cũng được hỏi thăm và chăm  sóc đặc biệt hơn, dù cuộc sống và việc chữa bệnh của họ không bị đảo lộn. Một câu rất dễ nghe thấy, là mùa dịch ai cũng khổ, người bình thường còn khổ. Người nghèo, người hoàn cảnh khó khăn còn khổ đến đâu.

ATM gạo, sau đó là ATM cơm, hoặc siêu thị 0 đồng, phát những phần ăn miễn phí cho bệnh nhân tại nhiều bệnh viện… tất cả đều ra đời bởi sự hào hiệp của những người muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, một cách chung tay cùng Chính phủ lo cho xã hội những ngày cả đất nước gồng mình chống dịch. Cùng với muôn ngàn sáng kiến khác, như tổ chức đấu giá tranh, biểu diễn văn hóa nghệ thuật miễn phí, quyên góp mua khẩu trang, thiết bị y tế cho y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, công cuộc hỗ trợ người nghèo thời gian vừa rồi đã lan rộng đến mức không thể không xúc động.

Nhà báo Phạm Thanh Hà

Không bao giờ là sai nếu chúng ta tìm cách hỗ trợ người nghèo. Nhất  là  trong giai đoạn đầy khó khăn này. Tuy nhiên, cũng đã đến lúc cần bình tĩnh hơn để xem lại hiệu quả của một số việc. Bởi lẽ, công cuộc chống dịch sẽ còn dài, khó khăn trước mắt còn nhiều… Ý tưởng làm ra cây ATM trước hết là một ý tưởng đáng yêu. Bạn có một chỗ có thể nhấn tay thôi là nhận được gạo cho một vài ngày nấu ăn cho cả gia đình đang thiếu đói. Có một bàn tay vô hình ân cần, sau cú nhấn của bạn, chìa  ra với bạn, không cần  xuất hiện, càng không cần những bức ảnh mà người  được cho dàn hàng ngang cầm trên tay những túi quà của người tài trợ.

Những ngày đầu, tôi xúc động và tán đồng những cây ATM gạo. Cả khi cây ATM gạo một số nơi đưa lại những hình ảnh xấu (chen lấn) từ phía người nhận, hoặc thể hiện cách cho tồi của người vận hành (nhận diện), tôi vẫn tin rằng ý tưởng của ATM là rất tốt. Có điều, ý tưởng tốt sẽ chưa là đủ, nếu không nắm bắt đầy đủ thực tế. Đó cũng chính là lý do mà việc nhận đóng góp cho cây ATM gạo trong TP.HCM dừng nhận hỗ trợ. Vào  thời điểm này, dù việc giãn cách xã hội đã gần  tháng, người mất việc nhiều lắm, những người sống trên vỉa hè thật sự rất rất khó khăn.

Không thiếu những gia đình hoàn toàn không kiếm được việc gì làm cho có thu nhập. Nhưng quá nhiều người đã đói đến mức phải bằng được có mấy kg gạo để sống qua ngày chưa, thì tôi chắc là chưa đến mức ấy. Gạo rẻ, để xếp hàng mất nửa ngày lấy được tới 5 kg đi, giá trị số gạo ấy cũng chỉ dưới 80.000 đồng. Nhìn cảnh xếp hàng lấy gạo sau hơn một tuần, tôi bỗng dưng không chịu nổi nữa. Một câu hỏi tự dưng nảy sinh là: Sao không đưa gạo đến tận tay những người thiếu ăn thật sự? Sao không tìm hiểu thật kỹ những hoàn cảnh đáng thương để giúp tận nơi. Phát gạo, dù thế nào, cũng giống như những vụ phát chẩn ngày xưa, và sinh ra giành giật hay khởi dạ tham lam, cũng bởi có người nghĩ rằng mình phải lấy hơn người khác…

Nhà báo Phạm Thanh Hà

Cũng  không chỉ gạo, tôi hình dung số mỳ tôm, số trứng… mà các bạn tôi đã cùng nhau, với lòng thương cảm, trao cho rất nhiều nơi trong thời gian vừa rồi. Một số đi đúng địa chỉ, một số tôi e mắc lại đâu đó, và bão hòa. Việc giãn cách xã hội thật ra cũng không đến mức để không ra đường nên mỳ tôm và trứng khó mà ăn mãi được. Bình tĩnh lại  thôi, khó khăn trước mắt còn nhiều lắm. Người nghèo cũng còn nhiều lắm! Nhưng dù sao cũng phải nói qua cơn hoạn nạn, mới biết trong chúng ta thật nhiều những tấm lòng nhân hậu tuyệt vời