Sợi amiang và mối liên quan đến căn bệnh ung thư phổi

ANTĐ - Hiện nay trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đang tồn tại song song hai luồng tư tưởng khác nhau về sử dụng sợi chrysotile trong sản xuất các sản phẩm ứng dụng. Mục đích dường như luôn là hai yếu tố: sức khỏe cộng đồng và thương mại.
Trên thực tế, những rủi ro về sức khoẻ do amiang gây ra đều bắt nguồn từ việc tiếp xúc với nhóm amphibole nhiều hơn là do nhóm serpentine.
Amiang có 6 loại được chia thành hai nhóm chính: nhóm serpentine và nhóm amphibol, trong đó amiang trắng (chrysotil) thuộc nhóm serpentin và 5 loại còn lại gồm: amiang amosite (amiang nâu), amiang crocidolite (amiang xanh), amiang tremolite, amiang actinolite (khoáng smaragdite) và amiang anthophyllite thuộc nhóm amphibol.

Nhóm serpentine (Chrysotile hay amiang trắng)

Nhóm serpentine có dạng xoắn, còn được gọi là chrysotile (hay amiang trắng), là loại sợi amiang được sử dụng nhiều nhất trong các ngành công nghiệp.
Sợi chrysotil (amiang trắng) có nguồn gốc từ đá serpentine, được thiên nhiên phân bố nằm rải rác khắp nơi thế giới. Đây là sợi amiang duy nhất được coi là an toàn, cho phép xuất nhập khẩu bởi nhiều quốc gia. Amiang trắng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm fibrô xi măng (đặc biệt là tấm lợp sóng amiang xi măng tại các nước đang phát triển), các vật liệu cách điện, cách nhiệt, ngành ôtô, ngành hàng không, dược, dầu mỏ và hạt nhân, sản xuất vật liệu chống cháy, sản phẩm dệt may và một số ngành khác. 

Sợi amiang và mối liên quan đến căn bệnh ung thư phổi ảnh 1
Sợi amiang chrysotil hay còn gọi là amiang trắng


Sợi chrysotil có dạng silicat tấm, với lớp vỏ bruxite magiê bao phủ bên ngoài. Khi tiếp xúc với axit, lớp vỏ magiê dễ dàng bị phân hủy, chỉ còn lại lớp silic điôxit làm cho liên kết giữa các phân tử yếu đi khiến kết cấu sợi biến dạng. Do đó, khi đi vào trong phổi, lớp vỏ amiang trắng nhanh chóng bị phân huỷ bởi các đại thực bào và lớp silic điôxit còn lại bị đào thải ra khỏi cơ thể trong vòng từ 3 – 11 ngày.
Nhóm amphibol

Thành phần hóa học của các sợi thuộc nhóm amphibol phức tạp hơn. Hệ cấu trúc silicat trong sợi có khả năng kết hợp với nhiều loại ion khác nhau tạo nên sự linh động về thành phần cấu tạo.

Khi đi vào trong phổi, cơ chế đại thực bào chỉ có thể phân huỷ mối liên kết yếu giữa các sợi amiang nhóm amphibol, chứ rất khó để phân huỷ các sợi này. Do đó, amiang nhóm amphibol khi vào phổi sẽ lưu lại trong một thời gian rất dài (chu kỳ bán rã khoảng 466 ngày).

Amosite (amiang nâu), là tên thương mại của sợi amiang amphibol, thuộc nhóm khoáng chất Cummingtonit – Grunerit, nó phổ biến tại châu Phi. Từ amosite là chữ cái đầu của các mỏ amiang tại Nam Phi.

Crocidolite amphibol (amiang xanh) được tìm thấy phần lớn tại Nam châu Phi và Úc. Amiang xanh còn có tên khác là riebeckit - được đặt theo tên nhà khoa học người Đức Riebeck đã có công tìm ra loại sợi này. 

Các loại sợi amiang còn lại gồm: Tremolite, Actinolite (khoáng smaragdite) và Anthophyllite. 

Tại sao phải phân loại amiang

Ngoài tên thương mại chung là amiang thì giữa hai nhóm serpentine và amphibole hoàn toàn có sự khác biệt về cấu trúc hoá học cũng như tính chất lý, hoá.

Sợi amiang và mối liên quan đến căn bệnh ung thư phổi ảnh 2
Tại Việt Nam, amiang trắng được sử dụng chủ yếu trong ngành sản xuất tấm lợp


Chu kỳ bán rã của amiang trắng là 0,3 – 11 ngày, do đó trong điều kiện tiếp xúc có kiểm soát, với nồng độ thấp, nhóm serpentin không gây ra các triệu chứng khối u, mầm mống gây ra các bệnh như ung thư phổi, u trung biểu mô, v.v…

Còn nhóm amphibol khi vào phổi sẽ nằm lại rất lâu trong đó, gây ra các khối u, triệu chứng viêm. Sau một thời gian ủ bệnh, từ 10 – 20 năm, các khối u sẽ phát tác thành ung thư và các bệnh về phổi.

Các kết quả nghiên cứu của Thomas (1982), Camus và cộng sự (1998), Rees và cộng sự (1999, 2001), Paustenbach và cộng sự (2004), Yarborough (2006) tại các khu mỏ và nhà máy sản xuất ở Nam Phi và thành phố Quebec (Canada) cho thấy, tỷ lệ ung thư phổi ở nhóm công nhân này không có khác biệt so với nhóm người không tiếp xúc với chrysolite.

Tại Việt Nam, từ 2008 đến 2012, Hiệp hội tấm lợp Việt Nam phối hợp với bệnh viện Xây dựng khảo sát, đo, đánh giá môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ toàn diện, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các đơn vị thành viên của Hiệp hội.

Trong 5 năm khám và chụp phim được 3.006 công nhân làm việc, tiếp xúc trực tiếp với amiang từ 5 – 20 năm, trong đó, năm 2008 là 564 công nhân; các năm 2009 – 2011 là 1.842 công nhân và năm 2012 là 600 công nhân. Kết quả chỉ có 1 trường hợp tổn thương nghi ngờ bệnh bụi phổi amiang. Kết quả này cũng cho thấy bệnh nghề nghiệp của công nhân ngành sản xuất tấm lợp phibro xi măng thấp và không có khác biệt so với các ngành sản xuất khác, thấp hơn nhiều so với các ngành khai thác mỏ, luyện kim, hóa chất và sản xuất vật liệu xây dựng khác. 

Hiện nay, hầu hết các khu mỏ amphibol trên thế giới đã bị đóng cửa và sợi amiang amphibol, cũng bị cấm buôn bán vận chuyển, bởi nhiều quốc gia trên thế giới do nhận thức được mức độ nguy hiểm từ việc tiếp xúc với sợi amphibole trong sản xuất cũng như trong môi trường sống.

Do đó, amiang trắng là loại sợi amiang duy nhất được phép trao đổi, buôn bán và sử dụng trong sản xuất các sản phẩm ứng dụng. Trong đó, 99% các sản phẩm chứa amiang trên thế giới hiện nay sử dụng amiang trắng thuộc nhóm serpentine.

Theo kết quả nghiên cứu, có khoảng 17 điểm quặng amiang được phát hiện tại Việt Nam, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc thuộc các tỉnh như Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa và Phú Thọ. Tuy nhiên, đó chỉ là những mỏ nhỏ với trữ lượng quặng từ 10.000 tấn đến khoảng 60.000 tấn. Hầu hết sợi amiang được tìm thấy tại các mỏ có chất lượng kém, sợi ngắn, thô, độ đàn hồi thấp và chủ yếu thuộc nhóm sợi amphibol. Sợi chrysotile chỉ có một lượng rất nhỏ.

Bên cạnh đó công nghệ và điều kiện khai thác cũng là hai yếu tố khiến các mỏ amiang Việt Nam hầu như không có giá trị về thương mại. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và các sản phẩm tiêu dùng, amiang chrysotile ngày nay được nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ Nga, Kazakhstan, Trung Quốc, Canada, Brazil.


Sử dụng sợi amiang trắng tại Việt nam
Theo kết quả nghiên cứu, có khoảng 17 điểm quặng amiang được phát hiện tại Việt nam, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc thuộc các tỉnh như Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa và Phú Thọ. Tuy nhiên, đó chỉ là những mỏ nhỏ với trữ lượng quặng từ 10.000 tấn đến khoảng 60.000 tấn. Hầu hết sợi amiangđược tìm thấy tại các mỏ có chất lượng kém, sợi ngắn, thô, độ đàn hồi thấp và chủ yếu thuộc nhóm sợi amphibol. Sợi chrysotile chỉ có một lượng rất nhỏ.

Bên cạnh đó công nghệ và điều kiện khai thác cũng là hai yếu tố khiến các mỏ amiang Việt Nam hầu như không có giá trị về thương mại. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và các sản phẩm tiêu dùng, amiang chrysotile ngày nay được nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ Nga, Kazakhstan, Trung Quốc, Canada, Brazil..
Quyết định số 121/2008/QĐ – TTG của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020” trong đó cho phép sử dụng amiang trắng trong sản xuất tấm lợp, đồng thời các cơ sở sản xuất phải không ngừng đầu tư chiều sâu, hoàn thiện công nghệ, bảo đảm nghiêm ngặt các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường và y tế. Nghiêm cấm việc sử dụng amiăng amphibole (amiăng nâu và xanh) trong sản xuất tấm lợp.