Sau nấm đen, nấm trắng, Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm nấm vàng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Sau nấm đen, nấm trắng, Ấn Độ tiếp tục ghi nhận ca nhiễm nấm vàng đầu tiên ở thành phố Ghaziabad, bang Uttar Pradesh.

Bệnh nhân được xác nhận là một người đàn ông 45 tuổi. Tiến sĩ BP Tyagi, bác sĩ tại Tai mũi họng Harsh ở Ghaziabad cho biết, nấm vàng có thể được điều trị bằng Amphotericin B, nhưng việc điều trị sẽ lâu hơn các ca nhiễm nấm trắng và nấm đen. Theo ông Tyagi, các triệu chứng nhiễm nấm vàng bao gồm mệt mỏi, chán ăn, sụt cân.

Ấn Độ ghi nhận nhiều ca nhiễm nấm đen, trắng, vàng

Ấn Độ ghi nhận nhiều ca nhiễm nấm đen, trắng, vàng

"Căn bệnh này được gọi là nấm vàng vì khu vực bị ảnh hưởng có màu vàng và có mủ hình thành bên dưới. Bệnh này thường được tìm thấy ở các loài bò sát. Nó được phát hiện thông qua nội soi mũi của bệnh nhân", vị bác sỹ cho biết thêm.

Ca bệnh nhiễm nấm vàng được ghi nhận khi Ấn Độ đang phải chống chọi với sự gia tăng các ca nhiễm nấm đen và nấm trắng ở bệnh nhân Covid-19 trong bối cảnh thiếu Amphotericin B. Hôm 24/5, Bộ Y tế Ấn Độ báo cáo gần 10.000 người nhiễm nấm đen, 200 trong số này thiệt mạng. Những người mắc bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch yếu, các trường hợp dùng steroid đề điều trị Covid-19 có nguy cơ nhiễm nấm đen cao hơn.

Những người có nguy cơ nhiễm nấm?

Trong những tuần qua, số lượng các trường hợp nhiễm nấm được báo cáo ở Ấn Độ đã tăng mạnh, nhiều người cho rằng đây là dịch bệnh mới nhất mà chúng ta đang phải đối mặt.

Ca bệnh nhiễm nấm vàng được ghi nhận khi Ấn Độ đang phải chống chọi với sự gia tăng các ca nhiễm nấm đen và nấm trắng ở bệnh nhân Covid-19

Ca bệnh nhiễm nấm vàng được ghi nhận khi Ấn Độ đang phải chống chọi với sự gia tăng các ca nhiễm nấm đen và nấm trắng ở bệnh nhân Covid-19

Hiện nay, mặc dù bệnh nhiễm trùng nấm, cụ thể là nhiễm trùng nấm đen và trắng không phải là bệnh hiếm hoặc bệnh mới, nhưng tỷ lệ các trường hợp được phát hiện, tỷ lệ tử vong cao và tình trạng thiếu thuốc chống nấm là những điều làm cho nhiễm trùng nấm thậm chí còn đáng sợ hơn.

Hiện nay, bệnh nấm có thể không ảnh hưởng đến mọi cá nhân, nhưng nó có thể khá nghiêm trọng và gây tử vong cho những người bị các biến chứng sức khỏe và bệnh đi kèm. Hiện tại, những người có khả năng miễn dịch bị suy giảm là đối tượng dễ mắc các nguy cơ và biến chứng liên quan đến nhiễm nấm nhất.

Bệnh nhân bị tiểu đường

Nguy cơ nhiễm nấm cao nhất hiện nay đối với những người có tiền sử lượng đường trong máu cao hoặc bệnh tiểu đường không kiểm soát được. Trong khi bệnh tiểu đường làm gia tăng nghiêm trọng tình trạng viêm và ức chế khả năng miễn dịch của cơ thể, thì lượng glucose cao cũng tạo điều kiện cho nấm dễ dàng xâm nhập, lây lan hoặc phát triển trong cơ thể và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Nhiễm nấm tăng mạnh sau khi người bệnh bị Covid-19 Ảnh: Indiatvnews

Nhiễm nấm tăng mạnh sau khi người bệnh bị Covid-19 Ảnh: Indiatvnews

Bệnh nhân tiểu đường cũng dễ bị nhiễm trùng da, thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím, điều này cũng có thể tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.

Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nặng, cũng dễ bị tổn thương và có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn. Vì vậy, theo dõi mức đường huyết và duy trì tốt là rất quan trọng.

Tình trạng ức chế miễn dịch

Một số điều kiện, rối loạn tự miễn dịch có thể ức chế hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hoặc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Mặc dù nấm đen lây lan trong cơ thể khi một người hít phải chúng qua không khí hoặc môi trường xung quanh bị ô nhiễm, hệ thống miễn dịch hoạt động kém hoặc khả năng miễn dịch yếu có thể kéo dài thời gian phục hồi, ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng khác và làm chậm quá trình chữa bệnh. Vì vậy, những người có khả năng miễn dịch kém hoặc ốm đau thường xuyên nên thận trọng gấp đôi để bảo vệ bản thân.

HIV-AIDS

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), HIV-AIDS là một trong những bệnh lý ức chế miễn dịch góp phần lớn nhất, không chỉ khiến một người dễ bị ốm mà còn phát triển nhiễm nấm. Nguy cơ phục hồi kéo dài, kết quả kém hơn và nguy cơ tử vong cũng cao.

Những rủi ro tương tự cũng có thể ảnh hưởng đến những người bị/hoặc có tiền sử ung thư, hoặc đã sử dụng steroid ức chế miễn dịch trong một thời gian dài. Sử dụng quá nhiều hoặc bừa bãi steroid, thuốc kháng khuẩn cũng có liên quan đến sự gia tăng các trường hợp nhiễm nấm.

Những người đã phục hồi Covid-19 trong 6 tuần qua

Phần lớn các trường hợp nấm đen và trắng, vàng hiện nay liên quan đến những bệnh nhân đã khỏi bệnh sau Covid-19 hoặc nhập viện để điều trị Covid-19. Theo Tiến sĩ Randeep Guleria, Giám đốc AIIMS, những bệnh nhân đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tuần có nguy cơ rất cao.

Mặc dù vẫn chưa biết liệu Covid-19 có phải là thủ phạm lớn gây ra sự gia tăng nhiễm nấm hay không, nhưng điều quan trọng cần nhớ là một trận chiến với Covid-19 có thể khiến cơ thể rất yếu và đổ bệnh, đặc biệt là vài tuần sau giai đoạn hồi phục. Vì Covid-19 cũng có thể dẫn đến các biến chứng quan trọng, nên có nguy cơ lớn mắc các bệnh nhiễm trùng như bệnh nấm vào thời điểm này. Những người bị Covid-19 nặng hoặc nguy kịch và những người được chăm sóc đặc biệt / liệu pháp oxy phải đối mặt với rủi ro cao.

Rối loạn thận

Thận hư và suy có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng miễn dịch vì nó có thể làm suy yếu hệ thống cơ thể và dễ dàng cho vi trùng và mầm bệnh xâm nhập và gây ra hậu quả nặng nề. Tổn thương thận cũng có thể cản trở chức năng của một số chất dinh dưỡng miễn dịch quan trọng, được sản xuất bởi thận. Do đó, bất kỳ ai có tiền sử bị tổn thương hoặc suy thận đều phải đối mặt với nguy cơ cao bị các biến chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh nhân bị khiếm khuyết miễn dịch hoặc đang điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch. Những rủi ro tương tự có thể tồn tại đối với những người bị tổn thương gan.