Rối loạn giấc ngủ - kẻ thù của sức khỏe

ANTĐ -Rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng thường gặp và khó chịu nhất trong các rối loạn thần kinh, hậu quả của nó cũng rất nặng nề lên toàn bộ sức khỏe con người. Không chỉ thế, rối loạn giấc ngủ còn có đặc điểm là dai dẳng, khó chữa và dễ tái phát.

Não trục trặc khiến giấc ngủ rối loạn

Thống kê cho thấy có đến 80% người từng bị rối loạn giấc ngủ và 10-16% trường hợp phải điều trị. Rối loạn giấc ngủ ở người 60 trở lên thường có hai nguyên nhân chính là do bệnh tật và tâm lý. Rối loạn giấc ngủ ở người trong độ tuổi từ 30-50 thường do yếu tố tâm lý.

Giấc ngủ ngon giúp phục hồi hệ thần kinh và tái tạo năng lượng

Các nghiên cứu đã chỉ ra, áp lực cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng ngủ ít hơn. Tâm lý căng thẳng, stress... làm sản sinh vô số gốc tự do. Theo đó, gốc tự do tấn công mạnh vào thành động mạch não gây nên những tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp động mạch, gây thiếu máu não, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não. Tế bào não vì thế thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng tới cấu trúc của hệ thần kinh gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ. 

Một mặt gốc tự do làm hẹp lòng động mạch máu nuôi não, mặt khác chúng lại gây hại trực tiếp lên tế bào não. “Hai mặt giáp công” khiến não vừa thiếu máu nuôi, vừa thoái hóa tế bào thần kinh, dẫn đến chức năng não rối loạn. Các vùng não chi phối giấc ngủ không còn phối hợp nhịp nhàng, các truyền dẫn thần kinh bị đứt quãng gây nên giấc ngủ trật nhịp, ngủ khó, hay mộng mị, thức giấc nửa đêm, ngày ngủ gà ngủ gật...

Rối loạn giấc ngủ lại làm thoái hóa não

Bản thân rối loạn ngủ cũng tác động ngược đến não như một yếu tố mang tính nhân - quả. Não bị rối loạn chức năng gây rối loạn giấc ngủ, và tình trạng kéo dài lại làm tổn thương tế bào thần kinh và thoái hóa não. Người bị rối loạn giấc ngủ dài hạn có thể bị giảm tới hơn 20% khối lượng bộ não, gây suy giảm trí nhớ, quên trước quên sau, thu hẹp quá trình học tập, làm rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, giảm động tác về nghề nghiệp, rơi vào trầm cảm...

Cứ thế, vòng xoáy bệnh lý này ngày càng cộng dồn, làm triệu chứng rối loạn giấc ngủ trầm trọng hơn, dai dẳng và dễ tái phát. Rối loạn giấc ngủ ngắn hạn (một tuần không ngủ được) nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến rối loạn mãn tính. Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung, giảm sút khả năng lao động, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống. Nghiêm trọng hơn, rối loạn giấc ngủ còn có nguy cơ làm phát sinh và nặng thêm các tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ não, đột tử…

Gốc tự do sản sinh trong cơ thể càng cao, rối loạn giấc ngủ càng trở nên nghiêm trọng

 “Đối đãi” với giấc ngủ

Không phải vô lý khi con người mất 1/3 cuộc đời để dành cho giấc ngủ. Vai trò phục hồi năng lượng của giấc ngủ là vô cùng quan trọng. Giấc ngủ thực sự cần được “đối đãi” như một “thượng khách”.

Các vấn đề cần lưu ý:

- Hạn chế stress, rượu bia, thuốc lá, cải thiện môi trường... để giảm thiểu sự tăng sinh gốc tự do.

- Dinh dưỡng cân đối, không sử dụng các chất kích thích vào buổi chiều, tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ...

- Nên đi ngủ đúng giờ, thời gian ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày. Đi ngủ cùng một thời điểm vào mỗi tối và thức dậy cùng một thời điểm vào buổi sáng.

- Nếu 1 tuần hoàn toàn không ngủ được hoặc mất ngủ thường xuyên kéo dài từ 1 tháng trở lên thì phải đi khám. Cần kết hợp cả liệu pháp tâm lý, thuốc hỗ trợ ngủ (thuốc chống trầm cảm) và thực phẩm hỗ trợ.

- Từ tuổi 30-40 trở đi, cần chủ động phòng tránh rối loạn giấc ngủ, sử dụng các chất chống gốc tự do thiên nhiên tốt cho mạch máu và tế bào não, cải thiện nhịp sinh học thức ngủ hiệu quả, chẳng hạn như Anthocyanin, Pterostilbene... từ Blueberry.