Quy định pháp luật về việc giữ giấy tờ gốc của người lao động

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Bạn đọc hỏi: Công ty tôi yêu cầu tất cả các nhân viên phải nộp bản gốc sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân, giấy tờ công chứng cũng không được. Vậy yêu cầu này của công ty tôi có vi phạm quy định pháp luật không, thưa luật sư? Phạm Quỳnh Dương (Cầu Giấy, Hà Nội)

Quy định pháp luật về việc giữ giấy tờ gốc của người lao động ảnh 1Công ty, doanh nghiệp không được giữ giấy tờ, chứng chỉ, văn bằng chính của người lao động (Ảnh minh họa)

Luật sư Vũ Quang Vượng trả lời: 

Căn cứ Điều 20, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

“1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động”. Như vậy, công ty bạn đang làm việc không được giữ giấy tờ, chứng chỉ, văn bằng chính của người lao động bao gồm cả trường hợp các giấy tờ, văn bằng này phát sinh trong quá trình người lao động làm việc tại công ty, được công ty cử đi đào tạo và công ty chi trả toàn bộ chi phí.

Hơn nữa, hành vi giữ giấy tờ trên có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 2,  Điều 5, Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Quy định pháp luật về việc giữ giấy tờ gốc của người lao động ảnh 2Luật sư Vũ Quang Vượng (Giám đốc Công ty Luật TNHH Quang Vượng; Địa chỉ: Số 6, ngõ 29 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội)

Cụ thể: “2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a; Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động”.