[Info] Thành lập nhóm liên ngành với Mỹ về thương vụ S-400, Thổ Nhĩ Kỳ đang làm Nga thất vọng?

ANTD.VN - Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất với Mỹ về việc thành lập một nhóm công tác chuyên môn để xác định rõ hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga không đe dọa tới thiết bị quân sự của Mỹ và NATO.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 3-4 tuyên bố nước này đã đề xuất với Mỹ về việc thành lập một nhóm công tác chuyên môn để xác định rõ hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga không đe dọa tới thiết bị quân sự của Mỹ hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Phát biểu tại diễn đàn của một viện nghiên cứu tại Washington, ông Cavusoglu nêu rõ: "S-400 sẽ không hợp nhất cùng với hệ thống của NATO... Do đó, chúng tôi đề xuất với Mỹ thành lập một nhóm công tác chuyên môn nhằm đảm bảo hệ thống này sẽ không phải là một mối đe dọa đối với cả máy bay tiêm kích F-35 cũng như các hệ thống của NATO.

"Thổ Nhĩ Kỳ phải lựa chọn. Họ muốn tiếp tục là đối tác quan trọng trong liên minh quân sự thành công nhất lịch sử hay họ muốn mạo hiểm sự an toàn của mối quan hệ đối tác đó bằng cách đưa ra quyết định liều lĩnh làm suy yếu liên minh?" Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 3/4 phát biểu trong cuộc họp của các bộ trưởng NATO ở Washington.

"Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 trị giá 2,5 tỷ USD từ Nga gây nguy hiểm lớn cho NATO và sức mạnh của liên minh", ông nói thêm. Phát biểu tại cùng sự kiện vài giờ trước đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói thương vụ S-400 Nga là "thỏa thuận đã xong xuôi" và nhấn mạnh "chúng tôi sẽ không lùi bước". Ankara dự kiến nhận tổ hợp tên lửa đầu tiên từ Moskva vào tháng 7. Mỹ cho rằng S-400 không tương thích với hệ thống của các đồng minh khác và sẽ là mối đe dọa với chiến đấu cơ Mỹ F-35. Các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ mua cả F-35 và S-400 có thể giúp Moskva tiếp cận với công nghệ tinh vi của Mỹ và tạo cơ hội cho họ tìm cách khắc chế F-35.

Đồ họa mô phỏng S-400 phóng lên phá hủy máy bay tàng hình

Đồ họa mô phỏng S-400 phóng lên phá hủy máy bay tàng hình

Các lãnh đạo Mỹ nhiều lần đe dọa dừng giao dịch F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 1/4, Lầu Năm Góc ngừng bàn giao phụ tùng và hướng dẫn sử dụng F-35 cho nước này. Tuy nhiên, phi công Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục được huấn luyện trên máy bay tại căn cứ không quân Luke, bên ngoài Phoenix, Arizona. Washington muốn thuyết phục Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất, nhưng Ngoại trưởng Cavusoglu nói rằng Mỹ không thể giao hàng kịp thời. "Chúng tôi không thể có được nó trong 10 năm. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải mua tên lửa từ Nga", Cavusoglu cho biết.

S-400 do phòng thiết kế của tập đoàn Almaz-Antey( Nga) phát triển, đây là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất đối không S-300. Hệ thống này được biên chế từ tháng 4-2007 và lần đầu triển khai trên thực địa 4 tháng sau đó. S-400 được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy điều khiển. Nó có thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu xuất hiện trên không bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây. Với những tính năng vượt trội S-400 được đánh giá là một trong những vũ khí phòng không hàng đầu thế giới.

Cùng xem thông số chi tiết loại vũ khí này qua infographic dưới đây.