[ẢNH] "Xe tăng bay" Su-34 Nga bất ngờ không kích dữ dội phiến quân thân Thổ tại Syria

ANTD.VN - Nguồn tin quân sự tại Damascus cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã "bật đèn xanh" cho Không quân Nga tiến hành các cuộc không kích vào các mục tiêu của phiến quân thánh chiến chiếm giữ bên trong thủ phủ Idlib.
[ẢNH]
Theo nguồn tin này, Quân đội Nga đã trao đổi thông tin trước cho phía Thổ Nhĩ Kỳ về ý định không kích của mình trước khi bắt tay thực hiện.
[ẢNH]
Cũng theo nguồn tin này cho biết thêm, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép máy bay Nga thực hiện không kích và nắm được các mục tiêu trong khu vực Idlib.
[ẢNH]
Không quân Nga đã thực hiện một số cuộc không kích vào các địa điểm nói trên vào chiều ngày thứ Tư.
[ẢNH]
Báo cáo cho biết Sư đoàn thiết giáp số 4 Quân đội Syria đã sử dụng pháo phản lực bắn loạt (MLRS) giội bão lửa vào Idlib.
[ẢNH]
Đồng thời Không quân Syria cũng tập kích đường không vào vùng nông thôn phía Đông Idlib, nhằm vào các vị trí của phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ ở trong các thị trấn Harsh Abdeen, Sarmeen, và Habeet.
[ẢNH]
Trận chiến ác liệt kéo dài trong vài giờ và chỉ kết thúc khi mặt trời lặn.
[ẢNH]
Tuy nhiên, khủng bố không được yên bởi khi hoàng hôn xuống, các chiến đấu cơ Không quân Nga và Không quân Syria lại bất thần xuất hiện trên bầu trời 2 tỉnh Idlib và Hama, tiến hành các đợt không kích sấm sét nhằm vào các vị trí của HTS.
[ẢNH]
Trong số những mục tiêu mà chiến đấu cơ Nga và Syria ném bom có 1 kho vũ khí lớn của nhóm HTS nằm gần thị trấn Saraqib ở phía Đông Bắc Idlib.
[ẢNH]
Chiến trường Syria đột ngột nóng bỏng trong thời gian trở lại đây.
[ẢNH]
Dường như cả Nga và Syria đang muốn dồn sức mạnh để công phá thành trì cuối cùng của nhóm khủng bố HTS tại Idlib.
[ẢNH]
Việc sử dụng chiến đấu cơ Su-34 để không kích phiến quân cho thấy Nga đang ngày càng mạnh mẽ hơn với nhóm phiến quân.
[ẢNH]
Hiện Nga đang đang duy trì phi đội chiến đấu cơ Su-34 tại căn cứ Hmeymim sẵn sàng cho cuộc không kích.
[ẢNH]
Khi Nga bất ngờ rút hết Su-30SM và Su-25 về nước, chỉ để một số lượng nhất định chiến đấu cơ trong đó có 6 chiếc Su-34, giới quan sát đổ dồn phân tích sự kiện này.
[ẢNH]
Một số ý kiến cho rằng Nga đang đánh liều khi cho Su-34 thay thế vai trò của Su-30SM và Su-25.
[ẢNH]
Su-34 hiện đang là cường kích đa năng hiện đại nhất của Nga hiện nay.
[ẢNH]
Ngoài vai trò chủ yếu tấn công mục tiêu mặt đất thì dòng chiến đấu cơ này theo quảng bá của Nga là nó còn có khả năng đối không cực mạnh mẽ.
[ẢNH]
Nga cũng đã thử nghiệm thành công khả năng tích hợp tên lửa không đối không mạnh nhất của nước này là R-77 lên cường kích Su-34.
[ẢNH]
ơ chế tìm diệt, trong pha đầu sau khi được phóng, R-77 bay theo quán tính với dữ liệu về mục tiêu được cập nhật từ radar của máy bay phóng (như vị trí thay đổi hay G-load của mục tiêu).
[ẢNH]
Đến pha cuối, R-77 sẽ chuyển sang dùng radar chủ động của chính nó.
[ẢNH]
Khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách ngắn, R-77 sẽ kích hoạt chế độ “chủ động”, radar của tên lửa sẽ lưu giữ thông tin mục tiêu đã được tính toán để sử dụng phòng trường hợp mục tiêu thoát khỏi “khóa chết”.
[ẢNH]
Nếu đầu dò bị gây nhiễu, R-77 lại chuyển sang chế độ thụ động và lần tìm theo nguồn phát nhiễu để tiêu diệt.
[ẢNH]
Khi công kích các mục tiêu không có khả năng cơ động tốt bay ở độ cao lớn trong trạng thái đối đầu, R-77 (RVV-AE) có thể bắn từ cự ly 100 km, đầu dò radar chủ động của tên lửa có tầm hoạt động 20 km. Ở tầm ngắn, R-77 tiêu diệt được mục tiêu có khả năng cơ động kinh hoàng.
[ẢNH]
Việc Nga quyết định lắp tên lửa đối không tầm trung cho cường kích Su-34 để thay nhiệm vụ cho Su-30SM khi thực hiện không kích IS tại Syria đã khiến giới quan sát bình luận trái chiều.
[ẢNH]
Trong bối cảnh nền kinh tế Nga không mấy khởi sắc vì sự cấm vận từ phương Tây, việc hạn chế chiến phí tại Syria là điều cần thiết.
[ẢNH]
Duy trì một loại phi cơ có thể thay thế vai trò của hai loại chiến đấu cơ được coi là bài toán kinh tế
[ẢNH]
Mặt khác cuộc chiến tại Syria tuy chưa ngã ngũ nhưng đã tạm giảm bớt sự căng thẳng.
[ẢNH]
Nga cũng phải duy trì một lực lượng chiến đấu cơ hùng hậu để hỗ trợ quân đội Syria trong các cuộc tấn công.
[ẢNH]
Vì vậy rút Su-30SM và Su-25 về nước và thay thế chúng là những chiếc Su-34 là bài toán kinh tế.
[ẢNH]
Dù tấn công phiến quân nhưng Nga vẫn phải đề phòng các yếu tố bất ngờ bị tấn công từ máy bay đối phương. Duy trì một máy bay có khả năng công mặt đất và thủ trên không là điều tối cần thiết.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]