[ẢNH] Vụ tấn công "trêu tức S-300" của Israel sáng 30/10 không có thật?

ANTD.VN - Hiện tại đang có rất nhiều thông tin trái ngược nhau xoay quanh sự kiện đã diễn ra vào rạng sáng ngày 30/10 trong lãnh thổ Syria.
[ẢNH] Vụ tấn công
Sáng ngày 30/10, các hãng thông tấn khu vực Trung Đông như Southfront và al-Masdar News đã đồng loạt đưa tin về vụ tấn công mới nhất được Không quân Israel (IAF) thực hiện.
[ẢNH] Vụ tấn công
Như vậy là sau hơn 1 tháng tạm ngưng kể từ khi chiếc máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga bị bắn hạ thì IAF mới nối lại các hoạt động của mình trên bầu trời Syria.
[ẢNH] Vụ tấn công
Việc "án binh bất động" với thời gian dài kỷ lục như vậy được nhận định là vì Tel Aviv cùng Moskva đang phải thỏa thuận lại các điều khoản tránh gây thương vong cho nhau.
[ẢNH] Vụ tấn công
Và khi mọi việc đã được dàn xếp ổn thỏa thì các tiêm kích Israel lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình, đó là ngăn chặn các chuyến hàng vũ khí từ Iran tuồn sang.
[ẢNH] Vụ tấn công
Theo Southfront thì trong phi vụ tấn công vừa qua, các chiến đấu cơ Israel đã hoàn thành nhiệm vụ và rút lui an toàn mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.
[ẢNH] Vụ tấn công
Đây là điều gây bất ngờ vì hiện tại lực lượng phòng không Syria đã vận hành các tổ hợp tên lửa tầm xa S-300PM, nhưng rồi chúng vẫn "im hơi lặng tiếng".
[ẢNH] Vụ tấn công
Thậm chí không chỉ có S-300PM, các tổ hợp tên lửa phòng không khác rất hiện đại trong tay Quân đội Syria bao gồm Buk-M2E, Pechora-2M, Pantsir-S1 cũng đều "án binh bất động".
[ẢNH] Vụ tấn công
Trước tình hình trên, tạp chí Contra-magazin dẫn nguồn tin quân sự của mình đã đưa ra nghi ngờ rằng phải chăng vụ tập kích của Không quân Israel hôm 30/10 là không có thật.
[ẢNH] Vụ tấn công
Đặc biệt hơn, không chỉ có phía Syria mà ngay trong nội bộ Israel cũng chưa thấy có một phát ngôn chính thức nào liên quan đến sự kiện diễn ra rạng sáng 30/10.
[ẢNH] Vụ tấn công
Các hãng thông tấn Southfront hay al-Masdar News mặc dù đưa tin về vụ oanh kích nhưng họ chỉ nói là "theo một nguồn tin bí mật" từ trong lực lượng vũ trang Israel mà thôi.
[ẢNH] Vụ tấn công
Nhưng cũng cần lưu ý thêm rằng ngoại trừ những vụ tập kích có bằng chứng rõ ràng, còn lại phía Quân đội Israel hầu như không lên tiếng nhận trách nhiệm hay bình luận.
[ẢNH] Vụ tấn công
Thậm chí như vụ tấn công phá hủy lò phản ứng hạt nhân của Syria cách đây hơn 10 năm, nhiều nghi ngờ đều hướng vào Israel nhưng phải đến khi cuốn hồi ký của cựu thủ tướng Ehud Olmert sắp xuất bản thì mọi việc mới sáng tỏ.
[ẢNH] Vụ tấn công
Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng phía Israel đã thử nghiệm một biện pháp đối kháng điện tử nhằm qua mặt lưới lửa phòng không Syria như cách họ đã làm hồi tháng 4 năm nay.
[ẢNH] Vụ tấn công
Nhưng dĩ nhiên trên đây vẫn chỉ là các giả thiết được truyền thông và những nhà quan sát tính hình chính trị - quân sự khu vực Trung Đông đưa ra.
[ẢNH] Vụ tấn công
Sự thật sẽ cần thêm thời gian với những phát ngôn, tuyên bố chính thức của những bên liên quan thì mới có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn về việc Không quân Israel có thực sự tấn công Syria rạng sáng ngày 30/10 hay không?
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công
[ẢNH] Vụ tấn công