[ẢNH] "Vũ khí bị thất sủng" của Syria có thể khiến F-35I Israel ôm hận

ANTD.VN - Nhằm đối phó với chiến thuật bay thấp lợi dụng địa hình để xâm nhập trận địa phòng không mà tiêm kích F-35I Israel có thể thực hiện sẽ đòi hỏi phía Syria phải đưa ra biện pháp đối phó đặc biệt.
[ẢNH]
Theo nhận định từ các chuyên gia quân sự, trong những phi vụ tập kích tiếp theo vào lãnh thổ Syria, Không quân Israel sẽ sử dụng chiến thuật máy bay bay thấp để qua mặt lưới lửa tầm cao với S-300 của Syria.
[ẢNH]
Chống lại một chiếc tiêm kích tàng hình có diện tích phản xạ radar cực nhỏ và lại lợi dụng địa hình địa vật như F-35I sẽ là thử thách cực lớn đối với phòng không Syria.
[ẢNH]
Các tổ hợp tên lửa phòng không của họ sẽ không có nhiều thời gian để kịp phát hiện và ngắm bắn vào máy bay chiến đấu tàng hình của Israel khi nó thực hiện chiến thuật này.
[ẢNH]
Thậm chí nếu phát hiện được thì thời gian cũng là quá ngắn để phòng không Syria có thể đưa ra biện pháp đối phó thực sự hiệu quả, vì giới hạn góc bắn của đạn tên lửa.
[ẢNH]
Trong tình huống này, một biện pháp có thể sẽ tỏ ra hữu dụng và thứ vũ khí tưởng như bị thất sủng của phòng không Syria nhiều khả năng sẽ lại lập nên chiến công.
[ẢNH]
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, các đơn vị phòng không Việt Nam cũng phải đối phó chiến thuật máy bay bay thấp do Không quân Mỹ thực hiện.
[ẢNH]
Để chống lại chiến thuật này, chúng ta đã triển khai các đơn vị súng máy cao xạ với mật độ dày đặc, bố trí tại những hướng mà máy bay đối phương có thể bay qua.
[ẢNH]
Mặc dù qua mặt được radar nhưng máy bay bay thấp lại rất dễ bị các trạm quan trắc bằng mắt thường hay khí tài quang học nhận diện ở cự ly đủ để đưa ra báo động đối phó.
[ẢNH]
Đối với Quân đội Syria, họ khó mà huy động được binh sĩ hay dân quân để lập nên mạng lưới phòng không tầm thấp như Việt Nam, tuy nhiên trong tay họ lại có những tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 rất lợi hại.
[ẢNH]
Quân đội Syria hoàn toàn có thể nghiên cứu và phán đoán đường bay tiếp cận trận địa mà tiêm kích F-35I Israel sẽ thực hiện, rồi từ đó bố trí sẵn vài tổ hợp Pantsir-S1 trực sẵn để đón lõng.
[ẢNH]
Đối phó với máy bay bay cực thấp và diện tích phản xạ radar lại cực nhỏ như F-35I thì có lẽ hai khẩu pháo 30 mm của Pantsir-S1 lại hữu dụng hơn tên lửa, vì nó không bị giới hạn bởi góc chết như đạn đánh chặn 57E6.
[ẢNH]
Với các khí tài hiện đại như Pantsir-S1 thì việc bố trí chỉ 1 tổ hợp nhằm "đón lõng" sẵn cũng có thể tạo ra hiệu quả tương đương cả một tổ súng máy phòng không.
[ẢNH]
Nếu thực hiện đúng theo chiến thuật trên, khẩu pháo 2A38 - loại vũ khí tưởng như bị thất sủng so với tên lửa 57E6 nhiều khả năng lại trở thành nhân tố mang đến thắng lợi trước tiêm kích hiện đại của Israel.
[ẢNH]
Nhưng dĩ nhiên để làm được điều này thì yếu tố tinh thần của Quân đội Syria phải được nâng cao lên nhiều lần so với hiện nay, nhất là khi đây vẫn bị phàn nàn là điểm yếu của họ.
[ẢNH]
Cuộc đối đầu giữa tiêm kích F-35I Israel với các tổ hợp phòng không của Syria dự đoán sẽ cực kỳ hấp dẫn và khó lường, bên cạnh yếu tố kỹ thuật thì chiến thuật sẽ quyết định đến thắng lợi.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]