[ẢNH] "Vòm sắt" Israel vừa đánh chặn cuộc tấn công ồ ạt của 200 đạn rocket

ANTD.VN - Một lần nữa cái tên Iron Dome lại được xướng lên khi hệ thống này đã bắn chặn thành đợt tấn công kinh hoàng với gần 200 quả đạn rocket của lực lượng hồ giáo cực đoan bắn vào khu vực miền Nam Israel.
[ẢNH]
Theo tờ Times of Israel, sau khi Quân đội Israel (IDF) tiến hành chiến dịch không kích bất ngờ tiêu diệt Baha Abu al-Ata, lãnh đạo cấp cao của phong trào vũ trang Jihad ở Dải Gaza, lực lượng này đã ngay lập tức đáp trả bằng cách ồ ạt phóng hàng loạt rocket sang phần lãnh thổ Israel.
[ẢNH]
Con số thống kê mới nhất cho thấy, chỉ trong ngày 12-11 đã có gần 200 quả rocket được phong trào vũ trang Jihad sử dụng để phóng sang tấn công nhiều mục tiêu ở miền Nam Israel.
[ẢNH]
Về phần mình, IDF cũng tuyên bố họ đã không kích phá hủy nhiều bệ phóng tên lửa và rocket, cả ở hầm ngầm và trên mặt đất, của Jihad triển khai tại Dải Gaza.
[ẢNH]
Bên cạnh đó, một loạt căn cứ quân sự ngầm và trung tâm chỉ huy điều khiển của Jihad cũng đã bị không quân Israel tập kích.
[ẢNH]
Việc hệ thống phòng thủ Iron Dome một lần nữa lập công cho thấy đây là một hệ thống phòng thủ đáng tin cậy.
[ẢNH]
Ngay cả Mỹ cũng đã đặt mua các tổ hợp hệ thống phòng thủ biệt danh "vòm sắt" này của Israel.
[ẢNH]
Việc đánh chặn đạn cối hoặc rocket được coi là khó hơn tên lửa rất nhiều, tuy chúng bay chậm hơn nhưng tiết diện lại rất nhỏ khiến cho việc đánh chặn trở nên vô cùng khó khăn.
[ẢNH]
Hiện nay có rất ít hệ thống phòng thủ trên thế giới đánh chặn được đạn cối.
[ẢNH]
Trước đây ít lâu, hệ thống Iron Dome cũng đánh chặn thành công 4 quả đạn thuộc hệ thống pháo phản lực BM-21 Grad bắn từ phía Syria.
[ẢNH]
Theo ghi nhận Syria đã phóng tổng cộng 20 quả rocket từ hệ thống BM-21, nhưng chỉ có 4 quả vượt qua được biên giới Israel, như vậy tỷ lệ đánh chặn của Iron Dome là 100%.
[ẢNH]
Khác với những hệ thống khác, Iron Dome tích hoạt những thuật toán thông minh cho phép chúng chỉ đánh chặn những mục tiêu thực sự gây nguy hiểm. Còn những mục tiêu xác định rằng không gây ra mối đe dọa thì hệ thống Iron Dome bỏ qua.
[ẢNH]
Lập trình này cho phép Iron Dome tận dụng đạn tên lửa đánh chặn. Mỗi quả đạn của hệ thống Iron Dome lên tới 10.000 USD.
[ẢNH]
So với những gì Pantsir-S1 thể hiện, Iron Dome đang cho thấy tính hiệu quả hơn.
[ẢNH]
Dù Pantsir-S1 của Nga đang cho thấy tính hiệu quả tại chiến trường Syria tuy nhiên việc mới đây một hệ thống đã bị UAV Harop của Israel tiêu diệt một cách dễ dàng dấy lên nghi ngại về độ thông minh của hệ thống này.
[ẢNH]
Phía Nga cho rằng do hệ thống Pantsir-S1 đang ở trạng thái nạp đạn và không có người trực điều khiển nên nó mới bị Israel phá hủy.
[ẢNH]
Tuy nhiên một số chuyên gia khác lại nhận định rằng, không thể phủ nhận tính hiệu quả của Pantsir-S1, tuy nhiên hệ thống này vẫn cần người trực chiến điều khiển hệ thống 24/24 để chúng phát huy hiệu quả.
[ẢNH]
Trong khi đó Iron Dome khi cần thiết chỉ cần bật chế độ tác chiến tự động, hệ thống sẽ tự nhận diện mục tiêu và đánh chặn ngay khi thấy chúng đang tạo mối nguy hiểm, đây là điều mà Pantsir-S1 không có. Mặt khác Iron Dome được đánh giá tốt hơn rất nhiều trong việc đánh chặn đạn cối so với Pantsir-S1.
[ẢNH]
Iron Dome là hệ thống phòng không tầm thấp nhất trong lưới lửa phòng không của Israel.
[ẢNH]
Từ lâu, Iron Dome biệt danh "vòm sắt" đã nổi tiếng là hệ thống đánh chặn tầm thấp thành công nhất thế giới.
[ẢNH]
Hiệu quả của Iron Dome không phải từ các cuộc thử nghiệm mà là được đo từ thực chiến.
[ẢNH]
Hệ thống Iron Dome được bắt đầu nghiên cứu chế tạo vào năm 2005 và ra mắt công chúng vào năm 2011.
[ẢNH]
Đạn tên lửa của Iron Dome có tầm tác chiến hiệu quả từ 4 km tới 79 km, với cơ chế dẫn đường đặc biệt nó có thể phá hủy ngay cả đạn pháo siêu tốc.
[ẢNH]
Mỗi xe mang phóng có cơ số đạn gồm 20 quả tên lửa được đặt trong các ống phóng. Một khẩu đội thường là 3 xe mang phóng sẽ có tổng số đạn trực chiến là 60 quả tên lửa.
[ẢNH]
Khi radar phát hiện ra vật thể bay thù địch, hệ thống xe chỉ huy sẽ tính toán quỹ đạo bay và đưa ra tọa độ rơi của quả đạn.
[ẢNH]
Tên lửa đánh chặn từ Iron Dome được kích hoạt và tiêu diệt mục tiêu ngay còn khi chúng còn đang bay trên không từ độ cao lớn, để tránh gây sát thương cho thường dân bên dưới.
[ẢNH]
Theo phía Israel công bố, kể từ khi được triển khai từ tháng 3-2011 cho tới tháng 11-2012, Iron Dome đã đánh chặn được hơn 400 quả đạn được phóng ra từ pháo phản lực vào lãnh thổ nước này, đạt hiệu suất đánh chặn thành công trên 90%.
[ẢNH]
Với những gì đã và đang thể hiện Iron Dome được xếp vào nhóm hệ thống đánh chặn tầm thấp hiệu quả nhất thế giới.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]