[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét "không có cửa thắng" tàu sân bay Mỹ?

ANTD.VN - Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov được Hải quân Liên Xô gọi là "Sát thủ tàu sân bay" với kỳ vọng một mình nó đủ sức đối đầu cả biên đội tàu chiến đối phương, tuy nhiên thực tế điều này rất khó xảy ra.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Kirov là lớp tuần dương hạm hạt nhân duy nhất của Hải quân Liên Xô trước kia và Hải quân Nga ngày nay, nó cũng đồng thời là lớp tuần dương hạm hạt nhân kích thước lớn nhất thế giới.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Có 4 chiến hạm này được khởi đóng trong giai đoạn 1974 - 1986 gồm: Kirov (đổi tên thành Đô đốc Ushakov), Frunze (đổi tên thành Đô đốc Lazarev), Kalinin (đổi tên thành Đô đốc Nakhimov) và Yury Andropov (đổi tên thành Pyotr Velikiy). Trong 4 chiếc hiện chỉ có Pyotr Velikiy là đang hoạt động.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Tuần dương hạm lớp Kirov có chiều dài 252 m; chiều rộng 28,5 m; lượng giãn nước đầy tải 28.000 tấn. Tàu được trang bị lò phản ứng hạt nhân KN-3 cho phép đạt tới tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Được gọi là "Sát thủ tàu sân bay", bởi Kirov mang theo một kho vũ khí khủng khiếp với 1 pháo hạm AK-130 loại 2 nòng cỡ 130 mm (tàu Nguyên soái Ushakov trang bị 2 pháo AK-100 thay cho AK-130), 20 tên lửa chống hạm P-700 Granit.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Để chống lại các cuộc tập kích đường không, Kirov mang theo 96 tên lửa phòng không tầm xa của hệ thống S-300F, 40 tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-MA hoặc 192 tên lửa 9K311 Tor.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Ngoài ra tuần dương hạm lớp Kirov còn được trang bị 6 hệ thống CIWS Kashtan (trên 2 tàu Pyotr Velikiy và Đô đốc Nakhimov), hoặc 8 hệ thống CIWS AK-630 (trên 2 tàu Nguyên soái Ushakov và Đô đốc Lazarev).
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Vũ khí chống ngầm của Kirov gồm 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm cùng 2 cụm rocket RBU-6000, tàu có sàn đáp và hầm chứa trực thăng săn ngầm Ka-27 ở đuôi (nhà chứa trực thăng ở bên dưới sàn đáp trực thăng).
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Mặc dù là một kho tên lửa di động nhưng nếu phải đối đầu với biên đội tàu sân bay Mỹ thì cơ hội chiến thắng của Kirov lại gần như bằng không, điều này liên quan đến phạm vi trinh sát mục tiêu ngoài đường chân trời để dẫn bắn cho tên lửa chống hạm tầm xa.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Đại tá hải quân Konstantin Sivkov, Tiến sĩ Khoa học quân sự, Viện sĩ Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga từng thừa nhận năng lực trinh sát hạn chế của biên đội tàu chiến nước này.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Đại tá Konstantin Sivkov cho biết, khả năng tiến hành trinh sát của chính bản thân cụm tàu Nga chỉ hạn chế trong giới hạn đường chân trời sóng vô tuyến điện từ, có nghĩa là radar trên tàu chỉ nhìn rõ mục tiêu cách vài chục km.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Ngoài ra trực thăng hạm tàu không mấy thích hợp cho việc phát hiện đối phương trên các khu vực có diện tích lớn do số lượng các máy bay như vậy trên tàu rất ít (tối đa là 2 chiếc trên một tàu lớn) và bán kính hoạt động hạn chế.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Chúng chỉ hoạt động hiệu quả khi chỉ thị mục tiêu, nhưng ở cự ly vừa phải và như vậy không thể nhìn rõ mục tiêu ở ngoài đường chân trời vô tuyến điện từ để dẫn bắn cho tên lửa Granit bay hết cự ly tối đa của nó.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Trong khi đó trên tàu sân bay Mỹ lại có máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không E-2 Hawkeye, nhờ trần bay cao mà phạm vi đường chân trời mở rộng lên tới 600 km, tạo ra khả năng trinh sát rất tốt.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Trong tình huống đối đầu, chắc chắn chiếc E-2 sẽ phát hiện ra Kirov từ rất xa (trong khi Kirov vẫn chưa xác định được chính xác vị trí của tàu sân bay Mỹ) để dẫn đường cho các máy bay tiêm kích hạm F/A-18 cất cánh và đánh chặn.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Mỗi chiếc F/A-18 có thể mang tới 4 tên lửa AGM-84 Harpoon, mỗi đợt cất cánh có thể tung ra cả chục máy bay để cùng phóng tên lửa trong một loạt đạn lớn gây quá tải cho hệ thống phòng không của Kirov.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
Với những điều kiện trên, chiếc Kirov sẽ gần như rất ít có cơ hội sống sót nếu đối đầu trực tiếp với tàu sân bay Mỹ, và càng khó hơn để trở thành "sát thủ hàng không mẫu hạm.
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét
[ẢNH] Vì sao tuần dương hạm hạt nhân Kirov bị nhận xét