[ẢNH] Trung Quốc "giật mình" trước màn thị uy sức mạnh của tàu ngầm Australia

ANTD.VN - Truyền thông Trung Quốc đang tỏ ra đặc biệt quan tâm tới diễn biến cuộc tập trận hải quân liên hợp mang tên Ocean Explorer 2019 giữa các tàu ngầm Australia và Mỹ.
[ẢNH] Trung Quốc
Cuộc diễn tập quân sự chung đa quốc gia mang tên Ocean Explorer 2019 diễn ra tại Vịnh Cockburn, Henderson, phía Tây Australia, chủ nhà đã huy động 4 tàu ngầm lớp Collins gồm những chiếc Collins (S73), Fancombe (S74), Dechanix (S76) và Shen (S77).
[ẢNH] Trung Quốc
Về phía Mỹ, hải quân nước này đã điều động tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Santa Fe (SSN-763) thuộc lớp Los Angeles vượt hàng ngàn km để tới Nam bán cầu tham gia sự kiện trên cùng đồng minh.
[ẢNH] Trung Quốc
Cuộc tập trận Ocean Explorer 2019 được truyền thông Trung Quốc đặc biệt chú ý, bởi vì Hải quân Australia từng nhiều lần tuyên bố ủng hộ Mỹ trong việc bảo đảm quyền tự do hàng hải ở biển Thái Bình Dương.
[ẢNH] Trung Quốc
Trong trường hợp nổ ra chiến sự, Hải quân Australia cho biết họ sẵn sàng gửi các chiến hạm hiện đại cùng binh lính tinh nhuệ của mình tới tham chiến bên cạnh đồng minh.
[ẢNH] Trung Quốc
Thông qua hành động điều tới 4 trong tổng số 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Collins tham gia cuộc tập trận lần này, có lẽ Hải quân Australia muốn truyền tải thông điệp rằng họ sẵn sàng hỗ trợ Mỹ ở mức đối đa.
[ẢNH] Trung Quốc
Tàu ngầm lớp Collins đã phục vụ trong biên chế Hải quân Hoàng gia Australia (RAN) từ năm 1996 tới nay để thay thế cho lớp Oberon thế hệ cũ, quá trình đóng tàu diễn ra từ năm 1990 đến năm 2003 mới chấm dứt.
[ẢNH] Trung Quốc
Các tàu ngầm lớp Collins có chiều dài 77,42 m; chiều rộng 7,8 m; mớn nước 7 m; lượng giãn nước khi nổi đạt 3.100 tấn và lên tới 3.407 tấn khi lặn; thủy thủ đoàn 42 - 58 người.
[ẢNH] Trung Quốc
Hệ thống động lực của Collins bao gồm 3 động cơ diesel Garden Island-Hedemora HV V18b/15Ub (VB210) và 3 máy phát điện Jeumont-Schneider, cho tốc độ di chuyển tối đa 10 hải lý/h (19 km/h) khi nổi hoặc 20 hải lý/h (37 km/h) khi lặn.
[ẢNH] Trung Quốc
Tầm hoạt động của tàu ngầm Collins đạt 11.500 hải lý (21.300 km) khi đi nổi, hoặc 9.000 hải lý (17.000 km) khi dùng ống thở, hoặc 480 hải lý (890 km) khi chạy ngầm ở tốc độ 4 hải lý/h (7,4 km/h), thời gian bám biển liên tục 70 ngày, độ sâu lặn tối đa 200 m.
[ẢNH] Trung Quốc
Tàu được tích hợp hệ thống điện tử gồm sonar gắn liền Thomson Sintra Scylla và sonar kéo Thales SHORT-TAS cùng hệ thống quản lý chiến đấu Raytheon CCS Mk2 (AN/BYG-1).
[ẢNH] Trung Quốc
Vũ khí của tàu ngầm lớp Collins gồm 6 ống phóng cỡ 533 mm, mang theo hỗn hợp ngư lôi hạng nặng Mark 48 Mod 7 CBASS và tên lửa hành trình chống hạm UGM-84C Harpoon.
[ẢNH] Trung Quốc
Mặc dù không còn quá mới nhưng các tàu ngầm lớp Collins vẫn cực kỳ đáng sợ nhờ khả năng hoạt động yên lặng, khí tài điện tử tối tân cùng dàn vũ khí đầy uy lực.
[ẢNH] Trung Quốc
Dự kiến trong tương lai không xa, hạm đội tàu ngầm Hải quân Hoàng gia Australia sẽ được trang bị thêm 12 chiếc lớp Attack do Pháp chế tạo sở hữu nhiều tính năng kỹ chiến thuật mạnh hơn rất nhiều.
[ẢNH] Trung Quốc
Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, trong trường hợp nổ ra chiến sự ở Thái Bình Dương, các tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Australia đủ sức khóa chặt tuyến đường tiếp vận từ phía Nam, khiến đối thủ của họ nhanh chóng tan rã.
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc
[ẢNH] Trung Quốc