[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ "hất văng" Ka-52 Nga khỏi tàu đổ bộ Mistral

ANTD.VN - Do phát hiện quá nhiều lỗi liên quan đến hiệu suất hoạt động và vướng phải lệnh cấm vận, Hải quân Ai Cập đã triển khai trực thăng tấn công AH-64 Apache trên tàu đổ bộ Mistral thay vì Ka-52 Alligator.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Bộ Quốc phòng Ai Cập cách đây vài năm đã quyết định mua lại 2 tàu đổ bộ mang trực thăng lớp Mistral Pháp đóng cho Nga nhưng không bàn giao vì vướng phải các lệnh trừng phạt của phương Tây.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Để tăng cường năng lực tác chiến cho tàu Mistral trong vai trò yểm trợ hỏa lực đường không đối với lính thủy đánh bộ, vào năm 2015 Cairo đã đặt mua từ Nga 46 trực thăng tấn công Ka-52 Alligator.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Mặc dù vậy, sau khi tiếp nhận vỏn vẹn có 3 chiếc Ka-52 đầu tiên thì Ai Cập đã quyết định xem xét lại hợp đồng, lý do là bởi Ka-52 bị phát hiện gặp vấn đề lớn với động cơ, hệ thống dẫn đường cho bay đêm...
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Các trực thăng này bị nhận xét không đáng tin cậy và có thể dẫn tới tai nạn khi hoạt động trong đêm hoặc bay trong điều kiện phức tạp.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Ngoài ra trực thăng tấn công Ka-52 còn bị Ai Cập phàn nàn về hiệu suất động cơ khi hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao ở sa mạc nóng bỏng.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Điều này cũng dễ hiểu khi số máy bay lên thẳng trên vốn được thiết kế để bay trong khí hậu lạnh của nước Nga.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Giải pháp thay thế được Ai Cập đưa ra đó là quyết định chi số tiền lên tới 1 tỷ USD để mua 10 trực thăng tấn công AH-64E Apache tối tân nhất, 24 động cơ 1700-GE-701D, các linh kiện thay thế và nhiều trang thiết bị đi kèm khác.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Lý do của việc Cairo đặt mua trực thăng vũ trang Mỹ ngoài việc hiệu suất của chúng đã được khẳng định sau thời gian dài hoạt động tại khu vực Trung Đông thì còn một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Với tư cách là đồng minh thân thiết của Mỹ, Ai Cập không hề muốn làm mất lòng Washington khi họ từng tuyên bố sẽ áp đặt các điều khoản của Đạo luật CAATSA lên Cairo nếu có ý định mua sắm vũ khí Nga.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Chính vì lo ngại việc bị áp đặt lệnh cấm vận trong khi vũ khí Mỹ vẫn chiếm đa số mà mới đây nhất Ai Cập đã phải hủy ý định mua tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Truyền thông Ai Cập mới đây đã đăng tải hoạt động huấn luyện chiến đấu của biên đội tàu đổ bộ lớp Mistral.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Trong đó chi tiết rất đáng chú ý đó là tàu đã được biên chế phi đội trực thăng tấn công AH-64 Apache cùng trực thăng vận tải CH-47 Chinook.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Trước thực tế trên, có thể nói rằng cơ hội của Ka-52 trên tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral gần như đã hoàn toàn chấm dứt.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Sẽ là rất bất hợp lý nếu Ai Cập lại sử dụng song song hai nền tảng trực thăng Nga và Mỹ trên cùng một phương tiện, sẽ gặp bất lợi lớn cho công tác đảm bảo kỹ thuật.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
Tuy nhiên việc Ai Cập từ bỏ hợp đồng mua nốt số trực thăng Ka-52 Alligator còn lại đã vô tình mở ra cơ hội cho một số đối tác khác, khi Nga chắc chắn sẽ tìm khách hàng để bán thanh lý số chiến đấu cơ trên.
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ
[ẢNH] Trực thăng vũ trang AH-64 Mỹ