[ẢNH] "Tiếc đứt ruột" khi chứng kiến Đức phá hủy hàng ngàn xe tăng, thiết giáp dư thừa

ANTD.VN - "Nghĩa địa xe tăng" Rockensussra nằm trên lãnh thổ Đức có vai trò hoàn toàn khác biệt so với những bãi tập kết của Nga, Mỹ hay Ukraine.
[ẢNH]
"Nghĩa địa xe tăng" nổi tiếng nhất thế giới hiện nay vẫn là bãi tập kết tại nhà máy sửa chữa tăng Kharkiv của Ukraine, nơi này đang lưu trữ hàng ngàn xe tăng, thiết giáp lạc hậu từ thời Liên Xô để chờ xử lý.
[ẢNH]
Bên kia đại dương, Quân đội Mỹ cũng sở hữu một kho lưu trữ xe tăng - thiết giáp dư thừa với quy mô cực lớn tại Sierra Army Depot thuộc bang Nevada với hàng ngàn xe tăng Abrams cùng số lượng lớn thiết giáp các loại.
[ẢNH]
Quy mô nhỏ hơn 2 bãi tập kết trên là một kho lưu trữ của Quân đội Nga tại nước cộng hòa Buryatia, nơi đây đang niêm cất bảo quản vài trăm xe tăng lạc hậu trong tình trạng kỹ thuật rất tốt.
[ẢNH]
Nếu như những bãi tập kết của Ukraine, Nga hay Mỹ có vai trò chính là lưu trữ xe tăng, thiết giáp để chờ ngày tái sinh thì địa điểm sau ở Đức lại khác biệt hoàn toàn.
[ẢNH]
Nằm tại khu vực Thüringen của Cộng hòa liên bang Đức là khu "nghĩa địa xe tăng" Rockensussra với quy mô không hề thua kém bãi tập kết Kharkiv của Ukraine hay Sierra Army Depot của Mỹ.
[ẢNH]
Bãi tập kết Rockensussra có diện tích không lớn lắm, chỉ trên dưới 125.000 m2, nằm cách thủ đô Berlin của nước Đức khoảng 186 dặm về phía Nam.
[ẢNH]
Ấn tượng đầu tiên về Rockensussra chính là hàng nghìn chiếc xe tăng, thiết giáp của Đức trong trạng thái ngừng hoạt động đang được xếp hàng ngay ngắn và trật tự.
[ẢNH]
Chiếm số lượng lớn nhất là những xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Leopard 1, xe chiến đấu bộ binh (IFV) Marder và cả các dòng "T" có nguồn gốc Liên Xô từng phục vụ trong Quân đội Đông Đức.
[ẢNH]
Các xe tăng và xe thiết giáp này được đưa đến đây do Quân đội Cộng hòa liên bang Đức không có nhu cầu sử dụng chúng sau khi chiến tranh Lạnh đã kết thúc.
[ẢNH]
Khác với những cỗ chiến xa đang lưu trữ ở Nga, Mỹ hay Ukraine, xe tăng và thiết giáp Đức được đưa tới đây sẽ gần như không còn cơ hội được tái sử dụng nữa.
[ẢNH]
Theo ước tính cho tới thời điểm giữa năm 2012, đã có khoảng 16.000 xe tăng và xe bọc thép dư thừa từ kho dự trữ của Quân đội Đức và cả Áo, Pháp... cũng như một vài quốc gia châu Âu khác được tháo dỡ tại đây.
[ẢNH]
Con số trên thực sự khiến nhiều người phải cảm thấy giật mình, nó lớn hơn số lượng xe tăng đang trực chiến của cả châu Âu cộng lại trong thời điểm hiện nay.
[ẢNH]
Theo thống kê của Quân đội Đức, số phương tiện thiết giáp của họ đã bị tháo dỡ bao gồm 880 chiếc Leopard 1, 203 T-72, cùng hơn 1.000 chiếc Marder.
[ẢNH]
Được biết nhiều bộ phận chiến đấu sau đó đã chuyển hoàn cho nhà sản xuất để làm nguồn phụ tùng, đồng thời kim loại quý có chất lượng cao cũng được thu gom để tái chế.
[ẢNH]
Quản lý khu vực Rockensussra là Công ty Battle Tank Dismantling GmbH Koch thành lập vào năm 1991 - Đơn vị duy nhất của NATO được cấp phép trong lĩnh vực tháo dỡ xe tăng.
[ẢNH]
Nhưng một diễn biến đã xuất hiện tại châu Âu từ năm 2014, khi cả khối quân sự NATO bỗng thấy cần đề phòng nước Nga trỗi dậy, nhất là sau những gì diễn ra tại Ukraine.
[ẢNH]
Giới chức quốc phòng Đức cũng như châu Âu đang cân nhắc việc tạm hoãn kế hoạch tháo dỡ những xe tăng, thiết giáp dư thừa vì lo ngại sẽ cần đến chúng.
[ẢNH]
Tình hình còn trở nên cấp bách hơn khi Quân đội Đức thời gian qua đã buộc phải đi mua lại các xe tăng Leopard 2 đã bán cho Hà Lan và Thụy Điển để mang về nâng cấp lên chuẩn Leopard 2A7V.
[ẢNH]
Điều này sẽ tạm thời mang lại sự sống cho một số xe tăng thuộc dòng Leopard 2 hay xe chiến đấu bộ binh Marder, tuy nhiên những chiếc Leopard 1, T-72, T-54/55 hay BMP vẫn sẽ bị tháo dỡ.
[ẢNH]
Những cỗ chiến xa bị người Đức tháo dỡ còn mới hơn khá nhiều so với loại đang phải trực chiến trong quân đội một số nước châu Á hay châu Phi, vì vậy cảm giác tiếc nuối là khó tránh khỏi.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]