[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành "nỗi thất vọng lớn" của công nghiệp quốc phòng Ấn Độ

ANTD.VN - Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm PJ-10 BrahMos do liên doanh Nga - Ấn Độ sản xuất mặc dù được quảng cáo rất rầm rộ nhưng mãi vẫn chưa tìm được hợp đồng xuất khẩu đầu tiên.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
PJ-10 BrahMos được xem là một trong những dòng tên lửa hành trình chống hạm nguy hiểm nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Theo nhà sản xuất, tên lửa PJ-10 BrahMos sở hữu tầm bắn 290 km cùng vận tốc Mach 3 và mang theo đầu đạn trọng lượng 200 kg, đủ sức vô hiệu hóa chiến hạm cỡ lớn chỉ với một phát bắn.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Tên lửa BrahMos ngoài phục vụ trong biên chế hải quân Ấn Độ thì còn được đánh giá là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia Nam Á này khi đã được rất nhiều khách hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tỏ ý quan tâm.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Việt Nam từng được kỳ vọng sẽ trở thành đối tác nước ngoài đầu tiên ký hợp đồng mua sắm vũ khí lợi hại này, nhất là sau khi Ấn Độ nhiều lần đánh tiếng sẽ bán tên lửa BrahMos cho chúng ta và còn cấp tín dụng ưu đãi.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Mặc dù vậy khả năng Việt Nam mua tên lửa BrahMos vẫn bị đánh giá là tương đối thấp, thực chất cho tới thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy thương vụ sẽ được tiến hành.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Lý do chính nằm ở việc tên lửa PJ-10 BrahMos thực chất chỉ là phiên bản P-800 Yakhont do Ấn Độ sản xuất theo giấy phép và công nghệ hỗ trợ của Nga mà thôi.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Tính năng của tên lửa BrahMos bị nhận xét là thậm chí còn chưa bằng bản xuất khẩu Yakhont và còn rất xa mới tiệm cận được bản nội địa Oniks của Nga.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Điểm yếu lớn nhất của PJ-10 BrahMos chính là hệ dẫn đường chưa thực sự tin cậy, xác suất trúng đích với bia cố định chưa có chế áp điện tử còn chưa hoàn hảo chứ chưa nói đến chiến hạm thực sự.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Trong khi đó Việt Nam và nhiều quốc gia khác hoàn toàn có thể trực tiếp nhập khẩu tên lửa Yakhont từ Nga với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với BrahMos.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Ngoài ra các quốc gia này còn có thể được Moskva trợ giúp để kéo dài tầm bắn tên lửa Yakhont tiệm cận với bản nội địa Oniks đi kèm một vài công nghệ giúp tự chủ vấn đề bảo dưỡng.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Trước tình hình trên, Ấn Độ có vẻ như đang xúc tiến việc bán tên lửa BrahMos cho một quốc gia Đông Nam Á khác chính là Thái Lan, khi một quan chức ngoại giao của New Delhi nói rằng hợp đồng đang trong giai đoạn đàm phán nâng cao.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Thái Lan được cho là đã bày tỏ quan tâm tới tên lửa BrahMos trong chuyến thăm của Đô đốc hải quân hoàng gia, ông Ruddit tới Ấn Độ hồi năm 2018 nhằm "khám phá những con đường mới cho hợp tác hải quân".
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Mặc dù vậy cũng chưa có gì đảm bảo chắc chắn Thái Lan sẽ là quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á mua tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
Lý do là bởi ngoài Việt Nam thì New Delhi cũng từng đưa ra tuyên bố tương tự với trường hợp của Malaysia, tuy nhiên thực chất cho tới lúc này BrahMos vẫn là "món hàng ế ẩm" trên thị trường vũ khí thế giới.
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành
[ẢNH] Tên lửa BrahMos trở thành