[ẢNH] "Taxi bay" BTR-MDM phô diễn kĩ thuật đổ bộ đường không "độc tôn" của Nga

ANTD.VN - Quân đội Nga mới đây đã thử nghiệm thành công loại xe bọc thép chở quân đổ bộ đường không BTR-MDM trong cuộc tập trận quy mô lớn ở miền trung đất nước. Chiếc xe được thả dù khi mang theo tổ lái ở bên trong, kĩ thuật thường chỉ được sử dụng bởi quân đội Nga.
[ẢNH]
[ẢNH]
Hơn 200 phương tiện bọc thép và 2.500 quân nhân Nga đã tham gia cuộc tập trận đổ bộ quy mô lớn vào hôm 13-7. Một điểm chú ý của bài diễn tập này là nó bao gồm việc thả dù xe bọc thép khi mang theo tổ lái và binh lính bên trong.
[ẢNH]
Không quân đội nào trên thế giới từng thực hiện thành công kĩ thuật nguy hiểm này mà thay vào đó họ thả dù xe bọc thép riêng với đội lính đổ bộ.
[ẢNH]
Việc thả dù xe bọc thép với binh lính bên trong cho phép họ có thể tác chiến ngay trong vòng vài phút sau khi tiếp đất.
[ẢNH]
Tuy nhiên, việc thả dù kiểu này yêu cầu các thiết bị phải có độ tin cậy cao do bất kì sai sót nào cũng có thể khiến những binh lính bên trong thiệt mạng, cũng như thiệt hại về vật chất.
[ẢNH]
BTR-MDM là xe bọc thép chở quân đã được biên chế vào quân đội Nga từ năm 2015 nhưng chưa từng được thả dù kiểu có binh lính bên trong. Chiếc xe này đã được thả dù an toàn từ độ cao 1.800m vào hôm 13-7 vừa qua.
[ẢNH]
BTR-MDM có trọng lượng xe chỉ 13,2 tấn, tải trọng tối đa 2 tấn với khả năng chở tới 13 binh sĩ với quân trang đầy đủ.
[ẢNH]
Về khả năng bảo vệ, chiếc xe được bọc thép hợp kim cho phép chống được đạn súng máy 7,62mm xuyên giáp, mảnh văng đạn pháo. Ngoài ra, xe cũng được trang bị đủ hệ thống phòng vệ chống phóng xạ, sinh hóa học và hệ thống chữa cháy tự động.
[ẢNH]
Về trang bị vũ khí, xe có một tháp pháo tự động nhỏ gọn được thiết kế bên trái đầu xe cho phép triển khai nhiều vũ khí như súng máy PKMT 7,62mm và 12,7mm, cũng như súng phóng lựu.
[ẢNH]
Xe trang bị động cơ diesel UTD-29 công suất 500 mã lực, cho khả năng cho vận tốc tối đa là 70km/h.
[ẢNH]
Việc được lắp động cơ đẩy dưới nước giúp BTR-MDM có thể bơi ở tốc độ 10km/h và hoạt động liên tục trên mặt nước trong 7 giờ liên tiếp.
[ẢNH]
Ngoài việc chở quân, BTR-MDM còn được biến đổi để thực hiện nhiều nhiệm vụ như trạm chỉ huy cơ động, liên lạc cơ động, sửa chữa máy móc, cứu thương và hậu cần.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]