[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện "đòn hội đồng"

ANTD.VN - Những tuyên bố liên tiếp của Iran về việc sẽ đóng eo biển Hormuz và đe dọa sẽ tấn công mọi tàu chở dầu đi qua đây khiến cho họ trở thành đối tượng bị nghi ngờ nhiều nhất khi xảy ra sự cố.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Vào hôm 12/5, Saudi Arabia cho biết 2 tàu chở dầu của nước này đã bị phá hoại gần bờ biển Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), sự kiện trên diễn ra khi căng thẳng khu vực đang gia tăng.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Tại thời điểm đó, Iran đã đưa ra tuyên bố sẵn sàng đóng eo biển Hormuz - yết hầu của tuyến đường vận tải dầu qua vịnh Ba Tư và đe dọa sẽ tấn công mọi tàu chở dầu đi qua đây.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Mọi nghi ngờ khi đó đều hướng vào Iran, tuy nhiên do thiệt hại không lớn và thủ phạm chưa được xác định một cách rõ ràng cho nên căng thẳng đã tạm thời lắng dịu.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Nhưng rồi sự kiện nghiêm trọng hơn đã tới khi vào hôm qua ngày 13/6, 2 tàu chở dầu mang quốc tịch của Quần đảo Marshall và Panama đã bị hư hại nghiêm trọng sau khi hứng chịu đòn tấn công tại vị trí gần eo biển Hormuz sát vịnh Ba Tư.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Các tàu chở dầu trên bị tấn công bằng ngư lôi (hoặc thủy lôi), cho thấy đây là hành động được thực hiện bởi lực lượng hải quân chính quy chứ không phải các nhóm cướp biển hay khủng bố thường thấy.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Ngay sau khi xảy ra sự việc, các tàu chiến của hạm đội 5 hải quân Mỹ đã nhận tín hiệu cấp cứu và có mặt tại hiện trường để làm công tác cứu hộ thuyền viên.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Một lần nữa, mọi nghi ngờ lại tập trung vào Iran, Tehran chưa đưa ra phản ứng chính thức nhưng sẽ rất khó để họ thanh minh vì những phát ngôn quá cứng rắn trước kia.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Đây cũng có thể xem như cái cớ rất hợp lý để Mỹ cùng các đồng minh Arab đưa ra hành động quân sự chống lại Iran khi sự việc vừa diễn ra rõ ràng vô cùng nghiêm trọng.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
So sánh tương quan lực lượng giữa hải quân Iran với hải quân Mỹ thì cán cân nghiêng hẳn về phía Washington, khi Tehran chủ yếu là các tàu chiến nhỏ, hệ thống điện tử và vũ khí ở mức vừa phải.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Chưa dừng lại đó, nếu có chiến sự thì gần như chắc chắn Mỹ còn kéo thêm được các quốc gia Arab khác tham gia bởi nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa thì họ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Hải quân các quốc gia Saudi Arabia, UAE hay Qatar đều được trang bị rất mạnh và hiện đại, sẽ tạo thành lực lượng bổ trợ cực kỳ hữu ích đối với hải quân Mỹ.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Đối với Iran, có lẽ họ sẽ phải tự kiềm chế lại các phát ngôn gây sốc và hạn chế hành động có thể dẫn tới chiến tranh của mình nếu chưa quên bài học quá khứ.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Vào năm 1988, hải quân Iran đã tiến hành rải thủy lôi để phong tỏa eo biển Hormuz khiến hải quân Mỹ phải triển khai lực lượng hộ tống tàu thuyền đi qua đây.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Khi một tàu hộ vệ của họ trúng phải thủy lôi và bị hư hại thì ngay lập tức hải quân Mỹ đã phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn mang tên Praying Mantis như hành động đáp trả.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Thời điểm năm 1988, vũ khí trang bị của Iran còn rất mới và hiện đại, không có sự chênh lệch nhiều so với lực lượng Mỹ, tuy nhiên một nửa hạm đội của họ đã bị tiêu diệt nhanh chóng chỉ trong một buổi chiều, dẫn tới quyết định xuống thang.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
Thời điểm hiện tại khi chênh lệch ngày càng gia tăng và Mỹ còn được sự ủng hộ của các quốc gia Arab lân cận thì sẽ rất khó khăn để Iran có thể chống cự nổi.
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện
[ẢNH] Tàu chở dầu liên tiếp bị tấn công tại eo Hormuz, Iran đối diện