[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’

ANTD.VN - Có lẽ giới chức quân sự Nga chưa từng hình dung ra viễn cảnh hai chiếc tiêm kích hiện đại hàng đầu của họ là Su-35S và MiG-29M2 lại phải "chiến đấu" với nhau một cách căng thẳng đến vậy.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Bộ Quốc phòng Ai Cập vừa chính thức tuyên bố đã đặt hàng một hợp đồng mua sắm tới 20 tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S cực kỳ hiện đại từ Nga.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Điều cần lưu ý đó là Không quân Ai Cập đang có sẵn trong biên chế hai thế hệ tiêm kích do Nga sản xuất đó là chiếc MiG-29S và phiên bản nâng cấp MiG-29M2 có tính năng kỹ chiến thuật tiệm cận MiG-35.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Vậy nguyên nhân nào khiến cho Cairo lại lựa chọn dòng tiêm kích hạng nặng Su-35S và bỏ qua chiến đấu cơ hạng trung MiG-29M2, trong khi họ đã quá quen thuộc với nó?
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Tiêm kích Su-35S có thể trở thành át chủ bài trong không chiến tầm xa của Không quân Ai Cập, khi nó được trang bị radar mảng pha quét thụ động (PESA) N035 Irbis-E có tầm trinh sát tới 400 km, vượt xa mọi sản phẩm cùng loại.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Ngoài ra Su-35S còn được lắp động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC), cho khả năng vận động cực kỳ linh hoạt và tương thích với mọi tên lửa không đối không xuất khẩu hiện đại nhất của Nga.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Bên cạnh đó, năng lực tấn công mặt đất, mặt biển của chiếc chiến đấu cơ đa năng này cũng cực kỳ đáng gờm, không thua kém bất cứ cường kích chuyên nghiệp nào.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Đối với tiêm kích MiG-29M2, năng lực tấn công mặt đất và mặt biển của nó được đánh giá chẳng thua kém gì Su-35S nhờ được trang bị thiết bị chỉ thị mục tiêu PKK dạng pod treo ngoài.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Tuy nhiên năng lực không chiến ngoài tầm nhìn của MiG-29M2 lại thua xa Su-35S khi radar PESA của nó có công suất nhỏ hơn, đáng tiếc cho MiG-29M2 khi nó hoàn toàn đủ khả năng mang radar Zhuk-AE AESA.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Ngoài ra tốc độ của MiG-29M2 cũng chậm chạp hơn khi đặt cạnh Su-35S, năng lực vận động trong không gian hẹp của nó lại không bằng vì động cơ không thể sánh nổi với AL-41F1S 3D TCV.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Sở dĩ ban đầu Ai Cập chọn MiG-29M2 chứ không phải phiên bản cao cấp hơn MiG-35 hay thậm chí là Su-35S được giải thích là khi đó tình hình tài chính của họ chưa cho phép.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Ngoài ra khi Ai Cập gọi thầu thì tiêm kích MiG-35 vẫn chưa thực sự hoàn thiện, còn Su-35S lại chưa chứng minh được độ tin cậy khi hoạt động ngoài thực địa.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Nhưng nay khi những vướng mắc trên của Su-35S đã được chứng minh và tình hình ngân sách dồi dào hơn thì Ai Cập đã lựa chọn chiếc Su-35S, đây có thể xem là thắng lợi quan trọng của Flanker trong cuộc đối đầu có một không hai với Fulcrum.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Ngoài đánh bại MiG-29M2 thì trong cuộc đua tại Ai Cập, tiêm kích Su-35S còn vượt qua cả chiếc Dassault Rafale do Pháp chế tạo, bất chấp việc công nghệ mà Rafale mang trong mình cao cấp hơn (ví dụ như radar AESA).
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Lựa chọn của Ai Cập khi không mua tiếp Rafale được cho là có màu sắc chính trị, khi họ muốn đa dạng hóa nguồn cung vũ khí cũng như thắt chặt thêm quan hệ với Nga.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
Việc Nga thường đồng ý cung cấp các khoản tín dụng mua sắm vũ khí cho đối tác đồng thời chấp nhận hình thức thanh toán trả chậm bằng hàng hóa cũng tạo ra lợi thế không nhỏ cho Su-35S trước Rafale.
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’
[ẢNH] Su-35S đánh bại MiG-29M2 và Rafale trong cuộc ‘đối đầu có một không hai’