[ẢNH] Sự thật về bằng chứng "MiG-21 bắn rơi F-16" được Ấn Độ đưa ra

ANTD.VN - Những cuộc tranh luận xung quanh việc có thật một tiêm kích F-16 của Pakistan đã bị MiG-21 Bison bắn hạ hay không lại vừa có thêm một tình tiết mới rất đáng quan tâm.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Trong ngày 28/2, Không quân Ấn Độ lần đầu ra tuyên bố mảnh xác chiếc máy bay chiến đấu rơi trong lãnh thổ Pakistan chính là của tiêm kích hạng nhẹ F-16 chứ không phải MiG-21 Bison như phía Pakistan từng khẳng định.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Trước đó vào hôm 27/2, Không quân Ấn Độ đã cho biết có 1 chiếc F-16 của Không quân Pakistan bị Su-30MKI bắn rơi, nhưng sau một ngày thì Ấn Độ đã thay đổi quan điểm, tuy vậy họ chưa cho thấy bằng chứng xác thực.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Ấn Độ đang cố gắng chứng minh rằng thực sự F-16 đã bị rơi khi họ lấy số hiệu trên hộp kỹ thuật (vòng tròn có mũi tên) của mảnh vỡ, tra ra số hiệu của một chiếc F-16 từng thuộc Không quân Jordan rồi tuyên bố đấy là máy bay bị bắn hạ.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Tuy nhiên có vẻ như phía Ấn Độ đã quá vội vàng khi số hiệu của chiếc MiG-21 Bison nằm trên cửa kỹ thuật ngay bên cạnh có thể nhìn thấy rõ ràng trong bức ảnh, chi tiết này ngay lập tức được chỉ ra.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Phía Ấn Độ còn cố gắng chứng minh rằng chi tiết nằm trên động cơ của chiếc máy bay bị rơi là phần vỏ buồng đốt của động cơ GE F-100PW229 thuộc tiêm kích F-16 Không Quân Pakistan.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Mặc dù vậy, tuy bị biến dạng khá nặng nề thì chi tiết trên vẫn được giới chuyên môn xác định chính là cửa xả của động cơ Tumansky R-25 - đây chính là "trái tim" của MiG-21, trong khi động cơ F-100PW229 của F-16 Pakistan khác hoàn toàn.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Ngoài ra mảnh xác của tên lửa không đối không mà phía Ấn Độ đưa ra cũng được nhận định chính là quả đạn đã bắn hạ chiếc MiG-21 và găm vào thân máy bay khi nó bị rơi.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Điều này có nghĩa là Ấn Độ lại lấy chính tên lửa Pakistan đã bắn rơi MiG-21 của mình ra để minh họa ngược lại rằng MiG-21 Bison đã tiêu diệt thành công F-16.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Nhưng thông tin được phía Ấn Độ đưa ra cũng có một điều cần quan tâm, đó là nếu như mảnh quả tên lửa găm vào máy bay bị rơi là AIM-120 thì đó phải là "tác phẩm" của F-16 chứ không phải JF-17.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Các tiêm kích JF-17 mà Không quân Pakistan sử dụng đều được tích hợp tên lửa không đối không do Trung Quốc sản xuất, Mỹ chưa cho phép Pakistan mang vũ khí ngoại lai lên tiêm kích của mình.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Việc Không quân Pakistan cho biết JF-17 đã bắn rơi MiG-21 chứ không phải F-16 rất có thể để nhằm tránh sự trừng phạt của Mỹ, vì Washington chưa chấp nhận cho Islamabad mang F-16 sử dụng ngoài nhiệm vụ chống khủng bố.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Thông qua những bằng chứng trái ngược nhau được hai bên liên tiếp đưa ra thì có thể thấy rằng phía sau vẫn còn một bức màn bí ẩn rất lớn cần tiếp tục giải đáp.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Nhưng với thời gian, có lẽ công chúng sẽ ngày càng nhìn rõ hơn sự việc, nhất là khi các bằng chứng cùng hình ảnh xuất hiện ngày càng nhiều, cung cấp cái nhìn chính xác thêm.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
Cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan được dự báo sẽ còn nhiều diễn biến căng thẳng và khó đoán định trước trong thời gian tới và dĩ nhiên sẽ có thêm nhiều vấn đề nữa để phân tích, bình luận.
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng
[ẢNH] Sự thật về bằng chứng