[ẢNH] "Sát thủ" R-73 Nga cung cấp cho Ấn Độ đã "xé ngọt" F-16 Mỹ bán cho Pakistan?

ANTD.VN - Không quân Ấn Độ (IAF) xác nhận một trong những máy bay MIG-21 Bison của lực lượng này vừa bắn hạ một chiến đấu cơ F-16 của Pakistan bằng tên lửa R-73.

 

[ẢNH]
Phó nguyên soái Không quân Ấn Độ RGK Kapoor vừa thông tin với các phóng viên rằng, máy bay Pakistan đã bị bắn hạ sau khi xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ. Ông Kapoor cho biết, đó là một trong những máy bay Pakistan đã thả bom xuống Ấn Độ nhưng không gây thiệt hại.
[ẢNH]
Theo tờ India Today, Không quân Pakistan (PAF) đã triển khai ít nhất 10 máy bay chiến đấu F-16 từ nhiều căn cứ khác nhau để phục vụ cho mục đích tấn công một trụ sở chỉ huy cấp lữ đoàn của Quân đội Ấn Độ, khu vực Nowshera ở vùng Kashmir và một kho chứa dầu gần Srinagar trong vụ xung đột ngày 27-2.
[ẢNH]
Sở chỉ huy lữ đoàn Quân đội Ấn Độ nằm ở gần đường giới tuyến kiểm soát (LOC) phân chia khu vực tranh chấp Kashmir còn chiến đấu cơ Pakistan xuất kích từ các căn cứ ở Islamabad, Nur Khan và Sargodha.
[ẢNH]
Hệ thống radar Ấn Độ phát hiện thấy các máy bay Pakistan đồng loạt xâm nhập lãnh thổ lúc 9h52 sáng. Ngay lập tức, Không quân Ấn Độ đã điều động 4 tiêm kích Su-30MKI cùng hai máy bay MiG-21 xuất kích từ Srinagar và Awantipora để bay lên đánh chặn.
[ẢNH]
Sau khi đi vào không phận Ấn Độ từ Nowshera lúc 10 giờ sáng, chỉ trong vòng 2 phút, máy bay Pakistan đã phải đối đầu với các tiêm kích Ấn Độ trên bầu trời Rajouri nhưng nhanh chóng quay trở đầu trở lại để tránh bị tấn công.
[ẢNH]
Trong thời gian này, một máy bay MiG21 Bison đã kịp truy đuổi và khai hỏa tấn công F16D Pakistan bằng tên lửa tầm ngắn R73.
[ẢNH]
Chiếc F-16D trúng đạn nhưng hai phi công đã nhảy thoát ra bên ngoài đáp xuống vùng Kashmir ở phía do Pakistan kiểm soát. MiG21 Bison bị rơi qua bên kia biên giới nên phi công bị Pakistan bắt giữ.
[ẢNH]
Theo tường thuận của India Today, chiếc tiêm kích F-16 của Pakistan đã rơi xuống phía bên kia giới tuyến LOC ở khu vực Lam Keri. Phi đội không quân Ấn Độ đã quay trở lại sau khi nhìn thấy các máy bay Pakistan bay về không phận của nước này.
[ẢNH]
Có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy chiếc F-16 đã bị bắn hạ bởi tên lửa R-73. "Nó đã bị tiêu diệt bởi tiêm kích MiG-21 Bison của chúng tôi", một sĩ quan Quân đội Ấn Độ đề nghị giấu tên tiết lộ trên tờ The Economic Times.
[ẢNH]
Phía Pakistan sau đó đã công bố video về phi công Varthaman cùng các hình ảnh của chiếc MiG-21 bị rơi nhưng không cho biết bất cứ thông tin nào về số phận chiếc F-16. Tuy nhiên, nhiều quan chức và binh lính dưới mặt đất của Ấn Độ khẳng định, chiến đấu cơ này của Pakistan đã bị bắn hạ.
[ẢNH]
Mảnh vỡ được cho là của F-16 PAF, tuy nhiên phía Pakistan lại khẳng định đó là MiG-21 Bison của Ấn Độ.
[ẢNH]
Tuy vậy giới quan sát cho thấy có nhiều điểm tương đồng giữa phần vỏ động cơ của F-16 PAF với những mảnh vỡ được tìm thấy tại hiện trường.
[ẢNH]
Vì chiếc F-16 đã kịp bay về không phận Pakistan, nên rất có thể nó đã bị rơi và mảnh vỡ là của chúng chứ không phải MiG-21 Bison.
[ẢNH]
Mặt khác Ấn Độ vừa trưng ra bằng chứng mảnh tên lửa AIM-120C-5 trang bị trên tiêm kích F-16 Pakistan đã được dùng để tấn công không quân nước này.
[ẢNH]
Điều này trái ngược với tuyên bố trước đó của Pakistan khi cho rằng, F-16 của họ không hề tấn công Ấn Độ.
[ẢNH]
Tờ The Economic Times cho rằng, việc một chiếc tiêm kích hiện đại F-16 bị bắn rơi bởi một chiếc MiG-21 Bison tương đối cổ lỗ là một kỳ tích bất thường trong giao chiến trên không.
[ẢNH]
MiG-21 Bison là gói nâng cấp cực mạnh cho những tiêm kích huyền thoại MiG-21 do Liên Xô sản xuất lên một tầm cao mới. Sức chiến đấu của loại máy bay này ngang ngửa với tiêm kích F-16 đời đầu.
[ẢNH]
Nhờ trang bị radar mới chúng có thể trang bị được các loại tên lửa không đối không hiện đại nhất ngày nay, trong số này có R-73, loại tên lửa được cho là bắn cháy F-16 của Pakistan.
[ẢNH]
R-73 là loại tên lửa không-đối-không tầm ngắn tiêu chuẩn của Nga, được phát triển bởi cục thiết kế Vympel dựa trên những kinh nghiệm thu được từ loại tên lửa đối không tầm ngắn đời cũ R-60, bắt đầu đưa vào biên chế từ năm 1984.
[ẢNH]
R-73 nằm trong kho vũ khí của tiêm kích MiG-21-93, MiG-21 Bison, MiG-23MLD, MiG-29 và Su-27 cũng như các loại trực thăng Mi-24, Mi-28, Ka-50... R-73 cũng có thể sử dụng trên các máy bay vốn không có hệ thống ngắm bắn phức tạp.
[ẢNH]
R-73 có trọng lượng 105kg, chiều dài 2,9m, đường kính 170mm, sải cánh 510m, chúng có tầm bắn tối đa lên tới 40km với vận tốc Mach 2,5.
[ẢNH]
Để công phá mục tiêu, những tên lửa R-73 được trang bị đầu nổ phá mảnh nặng 8kg.
[ẢNH]
Ngoài khả năng linh hoạt tuyệt vời, R-73 còn có thể kết nối trực tiếp với mũ bay của phi công, cho phép công kích các mục tiêu ở cạnh sườn máy bay, điều vốn không thể thực hiện được với các loại tên lửa có phương cách nhắm bắn và điều hướng thông thường.
[ẢNH]
Tầm bắn tối đa của R-73 vào khoảng 30-40 km trong khi đó tầm bắn tối thiểu là 300m giúp loại tên lửa này cực kỳ hữu dụng trong các trận không chiến quần vòng (dogfight).
[ẢNH]
Khi R-73 kết hợp với tiêm kích chiếm ưu thế trên không MiG-31 Bison, chúng sẽ là cặp bài trùng đáng sợ cho bất cứ tiêm kích hiện đại nào.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]