[ẢNH] "Sát thủ" không đối không mạnh nhất của Nga bị Ấn Độ bóc mẽ và sự thật động trời sau đó?

ANTD.VN - R-77 là tên lửa đối không tầm trung hiện đại nhất của Nga, tên lửa này được quảng bá với ưu điểm về tầm bắn và khả năng cơ động, là loại vũ khí cực kì nguy hiểm trong không chiến. Tuy vậy mới đây Ấn Độ đã cho rằng tên lửa này không mạnh bằng AIM-120 khiến họ trả giá bằng chiếc MiG-21Bison. Vậy đâu là sự thật?
[ẢNH]
Khi nói tới tên lửa tấn công không đối không ngoài tầm nhìn không thể không kể đến R-77 do Nga thiết kế và sản xuất. Đây là một trong hai loại tên lửa tầm trung được sản xuất với số lượng lớn bên cạnh AIM-120 của Mỹ.
[ẢNH]
Tuy R-77 thường được Nga và một số nước sở hữu đánh giá là vượt trội so với AIM-120 của Mỹ, nhưng mới đây Ấn Độ lại chỉ ra điểm yếu của loại tên lửa này so với đối thủ.
[ẢNH]
Không quân Ấn Độ cho biết tên lửa R-77 có tầm bắn chỉ vào khoảng 80 km, trong khi đó tiêm kích Pakistan đã tấn công từ khoảng cách 100 km thông qua tên lửa AIM-120-C5 (hiện có tầm bắn khoảng khoảng 180km).
[ẢNH]
Liệu R-77 có thực sự yếu thế như Ấn Độ mới đây cho biết hay không?
[ẢNH]
Tên lửa không-đối-không tầm trung R-77 (NATO định danh AA-12 Adder) bắt đầu từ năm 1982, được đặt ở mức độ quan trọng và bí mật cao vì đây sẽ là loại tên lửa đa năng đầu tiên của Liên Xô/Nga dùng cho cả máy bay chiến thuật lẫn chiến lược với khả năng bắn-và-quên các mục tiêu từ trực thăng cho tới máy bay tốc độ cao bay thấp.
[ẢNH]
R-77 chính thức gia nhập biên chế quân đội Nga từ năm 1994.
[ẢNH]
Theo kỹ sư trưởng của cục thiết kế Vympel, nơi khai sinh R-77 thì tên lửa này có thể sử dụng để đánh chặn các loại tên lửa không-đối-không tầm trung lẫn tầm xa của Mỹ như AIM-120 AMRAAM và AIM-54 Phoenix hoặc các loại tên lửa phòng không như Patriot. Tiếp nữa, R-77 cũng có thể tiêu diệt tên lửa hành trình và bom thông minh.
[ẢNH]
Tên lửa R-77 được ra mắt năm 1992 tại triển lãm hàng không Moscow, R-77 ngay lập tức đã bị phóng viên phương Tây gán cho biệt danh AMRAAMski (hàm ý nói R-77 sao chép AIM-120 của Mỹ). Định danh tiếng Nga của loại tên lửa này là RVV-AE hay còn được biết đến với tên Izdieliye-170.
[ẢNH]
R-77 có thiết kế khí động học rất đặc biệt với 4 cánh dạng chữ nhật vát đầu cùng với 4 cánh nhỏ hơn dạng “mắt cáo” phía đuôi tên lửa. Mỗi cánh lớn cũng có thiết kế khung, bên trong có các miếng kim loại dạng lưới nhằm giúp tăng diện tích bề mặt cánh lái, tăng tốc độ bay mà vẫn làm giảm khối lượng.
[ẢNH]
Về cơ chế tìm diệt, trong pha đầu sau khi được phóng, R-77 bay theo quán tính với dữ liệu về mục tiêu được cập nhật từ radar của máy bay phóng (như vị trí thay đổi hay G-load của mục tiêu). Đến pha cuối, R-77 sẽ chuyển sang dùng radar chủ động của chính nó.
[ẢNH]
Khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách ngắn, R-77 sẽ kích hoạt chế độ “chủ động”, radar của tên lửa sẽ lưu giữ thông tin mục tiêu đã được tính toán để sử dụng phòng trường hợp mục tiêu thoát khỏi “khóa chết”. Nếu đầu dò bị gây nhiễu, R-77 lại chuyển sang chế độ thụ động và lần tìm theo nguồn phát nhiễu để tiêu diệt.
[ẢNH]
Khi công kích các mục tiêu không có khả năng cơ động tốt bay ở độ cao lớn trong trạng thái đối đầu, R-77 (RVV-AE) có thể bắn từ cự ly khoảng trên 80 km, đầu dò radar chủ động của tên lửa có tầm hoạt động 20 km. Ở tầm ngắn, R-77 tiêu diệt được mục tiêu có khả năng cơ động lên tới 12G.
[ẢNH]
Hiện đã có một số phiên bản nâng cấp của RVV-AE như RVV-AE-PD cải tiến động cơ ramjet nhiên liệu rắn để có thể phóng ở độ cao lớn hơn với tầm bắn lên tới 160 km, tức gấp đôi so với phiên bản R-77 đời đầu.
[ẢNH]
Công bằng mà nói, R-77 không phải là loại tên lửa kém cỏi nếu không muốn nói chúng hoàn toàn sánh ngang với AIM-120.
[ẢNH]
Khi đối đầu với Pakistan, Ấn Độ dùng R-77 đời đầu chỉ có tầm bắn khoảng 80km, trong khi Pakistan lại dùng AIM-120 phiên bản nâng cấp (phiên bản đời đầu của loại tên lửa này cũng chỉ có tầm bắn 75km), chính vì vậy mà tầm bắn của chúng mới khác xa nhau khiến chiến đấu cơ Ấn Độ bị bắn cháy.
[ẢNH]
Ngoài ra năng lực tác chiến của không quân Ấn Độ cũng không được đánh giá cao khi tỷ lệ tai nại hàng không của không quân nước này luôn đứng đầu thế giới. Vì vậy đổ hết cho tên lửa R-77 của Nga kém cỏi khiến mình bị thua trong trận không chiến với Pakistan được coi là lý do chưa hợp lý.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]