[ẢNH] "Sát thần" AIM-120C mà Thổ Nhĩ Kỳ dùng bắn hạ máy bay chiến đấu Syria

ANTD.VN - Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận họ đã sử dụng loại tên lửa không đối không tầm xa AIM-120C do Mỹ sản xuất để bắn hạ các chiến đấu cơ của Syria. 
[ẢNH]
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, không quân nước này đã sử dụng máy bay cảnh báo sớm E-737 để chỉ dẫn máy bay chiến đấu F-16 phóng tên lửa không đối không AIM-120 bắn hạ hai máy bay ném bom Su-24 của Quân đội Syria.
[ẢNH]
Không những vậy, loại tên lửa này còn bị nghi ngờ đã bắn hạ chiếc L-39 của không quân Syria vào ngày 3-3-2020.
[ẢNH]
Việc tên lửa AIM-120 gây thảm họa cho không quân Syria là điều được dự báo trước.
[ẢNH]
Ước tính đang có vài trăm quả tên lửa AIM-120 trong biên chế của không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
[ẢNH]
Số tên lửa này đươc dùng để trang bị cho 245 chiếc tiêm kích đa năng F-16C/D Block 52.
[ẢNH]
Với tầm bắn lên đến 160km, sau khi phóng không cần điều khiển, tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM là “sát thủ diệt chim sắt” hiện đại nhất của Mỹ hiện nay.
[ẢNH]
Không những vậy, loại tên lửa này còn được coi là vũ khí tiêu chuẩn cho chiến đấu cơ của khối NATO trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên.
[ẢNH]
Giới quan sát nhận định, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ưu tiên dùng tên lửa tầm xa AIM-120 thay vì AIM-9 là loại tên lửa tầm ngắn.
[ẢNH]
Bởi lẽ AIM-120 là loại tên lửa tấn công ngoài tầm nhìn rất thích hợp cho tác chiến hiện đại.
[ẢNH]
Chúng kết hợp với các máy bay chỉ huy cảnh báo sẽ giúp tên lửa tấn công tiêu diệt đối phương trong khi vẫn an toàn ngoài tầm bắn của hệ thống phòng thủ đối phương.
[ẢNH]
Ngoài ra với chiến thuật kết hợp với máy bay chỉ huy cảnh báo sớm, các tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ không cần bật radar, điều này sẽ tạo ra hiệu ứng bất ngờ cho đối phương.
[ẢNH]
Trong đợt không chiến tiêu diệt Su-24 Syria, máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ không bật radar mà dựa hoàn toàn vào sự chỉ dẫn của máy bay chỉ huy cảnh báo E-737.
[ẢNH]
Các chiến đấu cơ Syria hoàn toàn mất cảnh giác khi họ không thấy radar của chiếc F-16 khóa bắn. Vì vậy mới nhanh chóng bị tên lửa AIM-120 tấn công và tiêu diệt.
[ẢNH]
Tên lửa không đối không AIM-120 được công ty Hughes và Raytheon thay nhau phát triển, sản xuất từ 1991 tới nay.
[ẢNH]
Đơn giá một quả AIM-120 chừng 300.000-400.000 USD với các phiên bản từ AIM-120A đến C và lên tới "giá khủng" 1,78 triệu USD/quả với phiên bản AIM-120D.
[ẢNH]
Các phiên bản AIM-120 nhìn chung đều có kích thước tương đương nhau, sự khác biệt chủ yếu nằm ở những cải tiến động cơ, thuốc phóng, hệ thống dẫn đường... AIM-120 có trọng lượng 152kg, dài 3,7m, đường kính thân 180mm.
[ẢNH]
AIM-120 sở hữu khả năng cơ động và tốc độ cao nhờ được trang bị động cơ rocket WPU-6/B có thể đưa AIM-120 đạt tốc độ đáng kinh ngạc - Mach 4 (tương đương 4.900km/h) cho phép nó tiêu diệt ngay cả những máy bay chiến đấu nhanh nhất của đối phương.
[ẢNH]
Về tầm bắn, phiên bản đời đầu A/B của dòng tên lửa AIM-120 chỉ đạt mức 55-75km (khá hơn AIM-7 đạt tầm 50km), tuy nhiên từ phiên bản AIM-120C-5 thì tầm bắn tăng lên đến 105km và đến AIM-120D thì tăng lên 160km.
[ẢNH]
Bên cạnh việc phát triển cho máy bay chiến đấu, nhà sản xuất cũng nghiên cứu chế tạo một vài phiên bản AIM-120 cho các tổ hợp tên lửa đất đối không.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]