[ẢNH] "Sát thần" AH-64 Apache Israel vừa gây thiệt hại nặng nề cho Quân đội Syria?

ANTD.VN - Không lâu sau khi Quân đội chính phủ Syria (SAA) để lộ tình trạng sẵn sàng chiến đấu của S-300 thì họ đã lại phải hứng chịu các đòn oanh kích đến từ Không quân Israel (IAF).

 

[ẢNH]
Hãng thông tấn Al Masdar News dẫn một nguồn tin quân sự Syria cho biết, các chiến đấu cơ Israel vừa thực hiện cuộc tấn công vào những vị trí của Quân đội Syria ở khu vực đỉnh đồi Tal Darbiyah.
[ẢNH]
Bên cạnh đó, chiến đấu cơ Israel còn đánh mang tính hủy diệt Bệnh viện Al-Quneitra, khiến các cơ sở hạ tầng nằm trong khu vực này bị phá hủy gần như hoàn toàn.
[ẢNH]
Ngoài ra, đợt tấn công của Israel còn nhằm vào một vị trí của Quân đội chính phủ Syria ở gần Jabata Al-Shaab và san bằng khu vực này. Như vậy đã có ít nhất 3 mục tiêu bị IAF phá hủy trong trận oanh kích đêm qua.
[ẢNH]
Hiện tại lực lượng phòng không Syria vẫn đang được đặt trong trạng thái báo động cao nhất nhằm đề phòng các vụ tấn công tiếp theo của Không quân Israel, nhưng phản ứng này có vẻ như hơi chậm.
[ẢNH]
Theo các nguồn tin quân sự thì dường như Không quân Israel sử dụng vũ khí có điều khiển cỡ nhỏ là chủ yếu, chính điều này đã gây ra khó khăn lớn khiến phòng không Syria gần như bất lực trong việc phát hiện và đánh trả.
[ẢNH]
Một số nguồn tin cho rằng Israel chỉ sử dụng các loại vũ khí tầm ngắn như đạn pháo và tên lửa Spike NLOS tầm gần vì hầu hết những mục tiêu nằm ngay bên cạnh hàng rào ngăn cách với cao nguyên Golan.
[ẢNH]
Điều đáng chú ý ở đây đó là tên lửa chống tăng Spike NLOS không phải là vũ khí trang bị cho tiêm kích F-15/16 mà đây là phương tiện tấn công tầm xa của trực thăng AH-64 Apache, khi Israel đã sửa đổi thành công phần mềm để tích hợp nó vào máy bay lên thẳng do Mỹ sản xuất.
[ẢNH]
Căn cứ vào dữ liệu trên, gần như chắc chắn 100% phương tiện được Không quân Israel huy động chính là trực thăng tấn công AH-64 Apache, đây là lần thứ hai chúng được xung trận sau lần đầu tiên vào tháng 7-2018.
[ẢNH]
Trực thăng AH-64 Apache của Israel với khả năng bay thấp bám địa hình đã qua mặt mạng lưới radar cảnh giới dày đặc của Syria để oanh kích rồi rút lui an toàn.
[ẢNH]
Chiến thuật chế áp phòng không và tấn công chớp nhoáng bằng trực thăng vũ trang là một "đặc sản" của Mỹ, đang được nhiều lực lượng khác trên thế giới trong đó có cả Nga và Israel học tập.
[ẢNH]
Spike NLOS (Non Line Of Sight) là tên lửa chống tăng không đường ngắm tiên tiến do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rafael của Israel sản xuất. Với tầm bắn 25 km, Spike NLOS vượt trội hoàn toàn các đối thủ cạnh tranh đến từ Nga, Mỹ.
[ẢNH]
Phương thức dẫn bắn của Spike NLOS là thông qua máy bay không người lái hoặc định vị vệ tinh, việc điều khiển tên lửa được thực hiện bởi hệ thống truyền dẫn quang điện hai chiều.
[ẢNH]
Nhờ đầu đạn tandem và chế độ "top attack", Spike NLOS đủ sức tiêu diệt mọi xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất hiện nay. Tuy nhiên do trọng lượng nặng mà vũ khí này chỉ thích hợp gắn trên phương tiện cơ giới.
[ẢNH]
Cặp bài trùng gồm trực thăng vũ trang AH-64 Apache cùng tên lửa chống tăng Spike NLOS được dự báo sẽ khiến phòng không Syria gặp rất nhiều khó khăn do họ chưa có kinh nghiệm đối phó với chúng như chiến đấu cơ thông thường.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]