[ẢNH] "Quỷ thần" MGM-31 sẽ được Mỹ dùng "nắn gân" Trung Quốc?

ANTD.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ gặp lãnh đạo các nước châu Á để bàn về việc triển khai tên lửa tầm trung tại châu lục này trong vài tháng tới. Giới quan sát cho rằng trong bối cảnh hiệp ước INF với Nga sụp đổ, có thể Mỹ sẽ tái sử dụng tên lửa tầm trung đáng sợ MGM-31 cho các chiến lược mới tại Châu Á và Châu Âu.
[ẢNH]
Sau khi hiệp ước INF giữa Mỹ và Nga sụp đổ, các cường quốc này đặc biệt là Mỹ đang rục rịch để tái chế tạo các dòng tên lửa đạn đạo tầm trung, đồng thời có triển khai tại một số điểm nóng trong đó có khu vực Châu Á.
[ẢNH]
"Đúng. Tôi muốn việc này. Tôi muốn triển khai ngay trong vòng vài tháng tới nhưng việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm nay trả lời câu hỏi của báo giới về liệu ông có cân nhắc việc bố trí các tên lửa tầm trung ở châu Á hay không.
[ẢNH]
Ông Esper không tiết lộ đang cân nhắc triển khai tên lửa ở quốc gia nào nhưng cho biết đã lên kế hoạch gặp các lãnh đạo cấp cao của khu vực trong chuyến công du châu Á lần này.
[ẢNH]
Phát biểu của ông chủ Lầu Năm Góc được đưa ra chỉ một ngày sau khi Washington chính thức rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân tầm trumg (INF), được ký với Liên Xô vào năm 1987.
[ẢNH]
INF cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km (Hình ảnh lãnh đạo hai cường quốc ký hiệp ước INF vào năm 1987).
[ẢNH]
Giới chức Mỹ nhiều năm qua từng nhiều lần cảnh báo rằng nước này đang gặp bất lợi khi Trung Quốc phát triển lực lượng tên lửa phóng từ mặt đất ngày càng hiện đại, trong khi Lầu Năm Góc lại bị cản trở bởi INF.
[ẢNH]
Quân đội Mỹ cho đến nay vẫn dựa vào các tên lửa phóng từ tàu hoặc máy bay để đối phó với Trung Quốc.
[ẢNH]
Tuy nhiên, những người ủng hộ cho rằng cách tốt nhất để răn đe Bắc Kinh là phát triển dùng tên lửa phóng từ mặt đất.
[ẢNH]
Theo giới quan sát, tuyên bố của ông Esper nhiều khả năng sẽ làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang và khiến quan hệ với Trung Quốc tiếp tục căng thẳng.
[ẢNH]
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bác bỏ nguy cơ này, đồng thời khẳng định Washington chỉ đang thực hiện các biện pháp chủ động để "nâng cao năng lực phòng thủ cho châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương".
[ẢNH]
Mặc dù vậy giới quan sát cho rằng, Trung Quốc sẽ lo lắng trước các động thái của Mỹ, đặc biệt nguy cơ họ tái biên chế tên lửa MGM-31, loai tên lửa từng làm Liên Xô lo lắng.
[ẢNH]
Tầm bắn xa, chính xác cùng sức công phá lớn, MGM-31 Pershing II là một trong những loại tên lửa cực nguy hiểm mà con người từng chế tạo.
[ẢNH]
Tuy nhiên MGM-31 Pershing II là loại tên lửa bị bắt buộc phải loại biên và phá hủy để đối lại hiệp ước INF được ký kết.
[ẢNH]
Tên lửa MGM-31 Pershing II ra đời vào cuối thập niên 1970 để đối trọng lại với tên lửa RSD-10 của Liên Xô ra đời trước đó.
[ẢNH]
MGM-31 Pershing II được phát triển dựa theo nền tảng công nghệ từ tên lửa Pershing I. Phiên bản MGM-31 Pershing II ra đời đã gây choáng váng cho Liên Xô với độ chính xác cực cao.
[ẢNH]
Sự đáng sợ nhất của tên lửa MGM-31 Pershing II đó là quỹ đạo bay được dẫn đường bằng công nghệ tinh vi nhất kết hợp với động cơ lực đẩy véc tơ giúp tên lửa cơ động và thay đổi quỹ đạo dễ dàng.
[ẢNH]
Giai đoạn đầu khi rời khỏi bệ phóng, tên lửa MGM-31 Pershing II được hệ thống dẫn đường quán tính định hướng lên tới độ cao hơn 300km rồi sau đó quay trở lại trái đất.
[ẢNH]
Khi còn cách mục tiêu khoảng 16km, chúng được dẫn đường bằng Radar kỹ thuật số tiên tiến và lao vào phá hủy chính xác mục tiêu.
[ẢNH]
Đây là một trong những loại tên lửa đạn đạo có độ chính xác nhất mà con người từng chế tạo. Nếu Mỹ hồi sinh dòng tên lửa này và đặt tại các quốc gia đồng minh tại Châu Âu và Châu Á, đây được coi là mối đe dọa đáng gờm cho Nga và Trung Quốc.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]