[ẢNH] "Quái thú" Pantsir-S1 Nga bị vô hiệu hóa ngay trên sân nhà, vì sao nên nỗi?

ANTD.VN - Một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga đã bị lật nhào trên đường hành quân khiến các ống phóng tên lửa văng tung tóe khắp nơi. Vụ tai nạn khiến cho tổ hợp trị giá nhiều triệu USD này mất khả năng chiến đấu hoàn toàn.
[ẢNH]
Trong thời gian gần đây liên tục xuất hiện các vụ tai nạn liên quan đến các khí tài của Nga. Hết xe tăng T-72 tông đổ cột điện cao thế khiến chập điện bị cháy rụi, xe chiến đấu bộ binh BTR-80 tông vào xe ô tô trên đường cao tốc, nấu ăn bên cạnh BTR-82 khiến nó bị cháy rụi, nay lại đến hệ thống Pantsir-S1 bị lật nhào trên đường quốc lộ.
[ẢNH]
Vụ việc được cho là xảy ra ở vùng Viễn Đông (Vladivostok). Những bức ảnh hiện trường cho thấy dường như kíp chiến đấu đã điều khiển tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 chạy quá nhanh dẫn tới mất kiểm soát ở một khúc cua gấp khiến cả xe lật nhào.
[ẢNH]
Dường như không có thương vong lớn về người, tuy nhiên các khối chiến đấu bao gồm radar nhìn vòng/chiếu xạ, 2 pháo 30mm và các ống phóng tên lửa đã bị hư hại nghiêm trọng sau sự cố lật xe.
[ẢNH]
Đó là chưa kể khung gầm là xe cơ sở trên phiên bản xe vận tải quân sự Kamaz-6350 4 cầu chủ động (8x8) cũng bị hỏng hóc nghiêm trọng.
[ẢNH]
Chắc chắn vụ va chạm rất mạnh đã khiến nguyên một cụm gồm 6 ống phóng kèm khẩu pháo 30mm ở bên trái xe văng ra đường. May mắn là không có vụ nổ nào xảy ra. Kíp chiến đấu đã chui qua cửa nóc để thoát ra ngoài.
[ẢNH]
Hiện Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về sự cố được cho là tai nạn giao thông này. Tuy nhiên, để khắc phục, sửa chữa đưa tổ hợp Pantsir-S1 trở lại chiến đấu sẽ mất khá nhiều thời gian và chi phí. Được biết giá bán (xuất khẩu) của mỗi tổ hợp này rơi vào khoảng 20 triệu USD.
[ẢNH]
Đây là vận đen mới nhất liên quan đến tổ hợp phòng không Pantsir-S1.
[ẢNH]
Những tưởng hệ thống Pantsir-S1 một lần nữa giúp Nga lấy lại ánh hào quang về sức mạnh phòng thủ tầm gần của Liên Xô trước đây.
[ẢNH]
Tuy vậy năng lực tác chiến không như mong đợi và ít nhất hai lần bị không quân Israel tiêu diệt khiến cho hệ thống được mệnh danh "quái thú" này bị tổ hại nghiêm trọng danh tiếng.
[ẢNH]
Khi Nga triển khai hệ thống đánh chặn này qua Syria, ai cũng hy vọng rằng có hệ thống này, các cuộc tấn công của đối phương sẽ giảm đi.
[ẢNH]
Ngay cả Nga cũng quảng bá cho biết năng lực tác chiến của hệ thống Pantsir-S1 là "có một không hai".
[ẢNH]
Thậm chí Nga và Syria đều tô điểm cho hệ thống này vinh quang khi cho biết chúng đã lập công đầu trong việc đánh chặn 71 tên lửa hành trình của liên quân Mỹ, Pháp, Anh bắn vào Syria.
[ẢNH]
Danh tiếng của Pantsir-S1 thậm chí còn nổi hơn cả hệ thống S-400.
[ẢNH]
Nhưng rồi ngay sau đó Nga và Syria đều sửa lại rút bớt các con số tên lửa liên quân bị bắn rơi.
[ẢNH]
Việc liên tục điều chỉnh này khiến giới quan sát nghi ngờ rằng thực chất phòng không Syria có thắng lợi như họ công bố hay không.
[ẢNH]
Sau đó giới chức quân đội Nga lại vô tình tiết lộ hệ thống Pantsir-S1 không đạt hiệu quả như mong muốn tại Syria.
[ẢNH]
Từ đó các "lời có cánh" dành cho Pantsir-S1 dần ít đi và Nga cho biết đang phát triển hệ thống Pantsir-S2 mạnh hơn.
[ẢNH]
Mới đây Nga lại trượt mất hợp đồng bán hệ thống phòng thủ tầm gần cho Ấn Độ.
[ẢNH]
Theo đánh giá từ giới chuyên môn, quyết định của Ấn Độ có thể đến từ màn thể hiện thất vọng của Pantsir-S1 tại Syria, khi vũ khí này bị phàn nàn là phát huy hiệu suất kém tại vùng khí hậu nóng ẩm.
[ẢNH]
Cụ thể tại Syria, radar của Pantsir-S1 thường xuyên rơi vào tình trạng hoang báo cũng như bỏ lọt mục tiêu, thậm chí còn nhận định nhầm chim hải âu là máy bay không người lái.
[ẢNH]
Xác suất trúng đích của tên lửa 57E6 trang bị cho Pantsir-S1 cũng bị phàn nàn là chỉ đạt tới con số 19% khi chống lại mục tiêu đơn giản như máy bay không người lái tự chế của phiến quân.
[ẢNH]
Một số ý kiến khác thì lạc quan hơn khi cho rằng, thực ra Pantsir-S1 vẫn rất cực mạnh, ngoài một số yếu tố thời tiết thì năng lực tác chiến của quân đội Syria mới chính là vấn đề.
[ẢNH]
Năng lực của các binh sĩ được đánh giá là tệ khi không tuân thủ các quy định sử dụng vũ khí tác chiến.
[ẢNH]
Chính vì vậy ít nhất có tới 3 hệ thống Pantsir-S1 Nga trang bị cho Syria
[ẢNH]
Việc thiếu kỷ luật, không tuân thủ quy định của nhà sản xuất vũ khí khiến cho hệ thống này đã không phát huy tối đa tác dụng.
[ẢNH]
Dù sao Nga cũng cần phải có bước đi cần thiết để hoàn thiện hệ thống này sau khi cho chúng thực chiến tại Syria.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]