[ẢNH] "Quái điểu" MiG-29 tung cánh trấn áp "chim cắt" F16 Thổ Nhĩ Kỳ

ANTD.VN - Syria đã điều động phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-29 tung cánh để bảo vệ không phận trước sự xâm lấn của chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ. Giới quan sát nhận định với động thái này, sắp sửa có cuộc đối đầu khốc liệt trên không giữa hai nước.
[ẢNH]
MiG-29 là loại chiến đấu cơ uy lực nhất của quân đội Syria. Nước này đã được Liên Xô cung cấp hơn 40 chiếc MiG-29, hiện nay vẫn còn khoảng 20 chiếc đủ khả năng chiến đấu
[ẢNH]
Điều ngạc nhiên là rất ít khi thấy những chiến đấu cơ này tung cánh kể cả khi chiến đấu cơ Israel áp sát tấn công vào lãnh thổ Syria.
[ẢNH]
Tuy nhiên, ngay sau khi một chiến đấu cơ của quân đội Syria bị F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, tiêm kích MiG-29 của không quân Syria đã được nhìn thấy trên bầu trời, chúng bắt đầu tuần tra trên không phận nước này tại khu vực tiền tuyến của các tỉnh Aleppo và Idlib.
[ẢNH]
Theo nguồn tin, sau khi MiG-29 của Syria xuất hiện trên bầu trời, máy bay quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đang bay ở biên giới thuộc không phận Syria đã buộc phải rút lui sâu vào lãnh thổ.
[ẢNH]
Một số ý kiến cho rằng MiG-29 Syria mới được Nga trang bị tên lửa tầm xa R-77 đã khiến F-16 Thổ Nhĩ Kỳ quyết định không tiến sâu vào lãnh thổ Syria.
[ẢNH]
Những tên lửa R-77 có tầm bắn xa hơn AIM-120 của Thổ Nhĩ Kỳ, vì vậy có thể chiến đấu cơ F-16 đã được Ankara ra lệnh tạm thời rút lui.
[ẢNH]
Hiện giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ chưa đưa ra bình luận về sự kiện này.
[ẢNH]
Năm 1986, Syria đã được Liên Xô viện trợ 24 chiếc máy bay tiêm kích MiG-29. Việc chuyển giao được bắt đầu từ năm 1987.
[ẢNH]
Ngoài ra nước này cũng đặt mua một số lượng khác từ Liên Xô, ước tính tổng cộng vào khoảng hơn 40 chiếc.
[ẢNH]
Môt số nguồn tin cho rằng Nga đã nâng cấp một số lượng nhất định MiG-29 lên chuẩn MiG-29SM.
[ẢNH]
Đây là phiên bản dành riêng cho Syria với radar mới N019ME có tầm phát hiện 80km đối với mục tiêu có diện tích phản xạ radar cỡ 3m2 và tới 91km đối với mục tiêu cỡ 5m2 ở chế độ quét bán cầu trước, khóa và tấn công 2 mục tiêu đồng thời.
[ẢNH]
Loại radar này còn có thể dẫn bắn được các loại tên lửa không đối không tầm trung R-27ER1, R-27ET1 (T1) với đầu dò chủ động và đầu dò hồng ngoại cũng như tên lửa RVV-AE đời mới sử dụng đầu dò radar chủ động.
[ẢNH]
Hồi tháng 10-2018, một số hình ảnh cho thấy MiG-29 nâng cấp đã lộ diện ở trong tình trạng trực sẵn sàng chiến đấu cùng với tên lửa R-77 "sát thủ".
[ẢNH]
Với tên lửa R-77 (NATO định danh AA-12 Adder), loại vũ khí tiêu chuẩn cho tiêm kích tàng hình Su-57 thế hệ 5 của Nga, MiG-29 Syria chúng có thể hạ gục các mục tiêu phương tiện bay có tốc độ đến 3.600 km/h trên độ cao từ 20 m đến 25 km.
[ẢNH]
Về cơ chế tìm diệt, trong pha đầu sau khi được phóng, R-77 bay theo quán tính với dữ liệu về mục tiêu được cập nhật từ radar của máy bay phóng (như vị trí thay đổi hay G-load của mục tiêu).
[ẢNH]
Đến pha cuối, R-77 sẽ chuyển sang dùng radar chủ động của chính nó.
[ẢNH]
Khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách ngắn, R-77 sẽ kích hoạt chế độ “chủ động”, radar của tên lửa sẽ lưu giữ thông tin mục tiêu đã được tính toán để sử dụng phòng trường hợp mục tiêu thoát khỏi “khóa chết”.
[ẢNH]
R-77 kết hợp với MiG-29 sẽ tạo thành thứ vũ khí có sức mạnh đáng gờm khi đối đầu với chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]