[ẢNH] "Ông lão" T-34-85 Việt Nam chiến đấu anh dũng trong Chiến tranh biên giới 1979

ANTD.VN - Tại thời điểm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc 1979 nổ ra, hầu hết lực lượng xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại của Việt Nam vẫn đang ở trong Nam hoặc bên chiến trường Campuchia. Đối đầu với các xe tăng Trung Quốc khi đó chủ yếu là loại Type 62 hạng nhẹ có vỏ giáp mỏng, hệ thống ngắm bắn cũng khá thô sơ và cũng chỉ dùng pháo chính cỡ 85 mm, thì xe tăng T-34-85 tỏ ra không hề yếu thế...
[ẢNH]
Xe tăng T-34-85 - huyền thoại của Chiến tranh thế giới thứ II là một trong những loại xe tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa khả năng bảo vệ, tính cơ động, hoả lực và độ tin cậy cũng như khả năng bảo trì của xe.
[ẢNH]
Đây cũng là một trong những mẫu thiết kế có thời hạn phục vụ lâu nhất khi nhiều chiếc hiện vẫn còn được sử dụng trong quân đội của một số quốc gia trên thế giới.
[ẢNH]
Nguyên mẫu đầu tiên của xe tăng T-34 là phiên bản T-34-76 mang pháo chính cỡ 76 mm được hoàn thành đầu năm 1939 và chính thức đưa vào sản xuất từ tháng 9/1940.
[ẢNH]
Đặc điểm được đánh giá cao nhất của xe tăng T-34 là thiết kế đơn giản giúp việc chế tạo rất dễ dàng và dễ sửa chữa khi gặp trục trặc trong quá trình tác chiến.
[ẢNH]
Xe tăng hạng trung T-34 có khối lượng 26,5 tấn; tốc độ tối đa 53 km/h. Vũ khí trang bị gồm có 1 pháo chính cỡ nòng 85 mm và 2 súng máy đồng trục cỡ 7,62 mm.
[ẢNH]
Việt Nam được Liên Xô viện trợ những chiếc T-34-85 đầu tiên vào giai đoạn đầu thập niên 1960, chúng đã được sử dụng khá nhiều trên chiến trường phía Nam trước khi T-54 và Type 59 thay thế vai trò chủ lực.
[ẢNH]
Các xe tăng T-34-85 của Việt Nam sau đó một phần được viện trợ lại cho Quân đội nhân dân cách mạng Lào, phần khác được biên chế cho các đơn vị quân sự địa phương.
[ẢNH]
Tại thời điểm tháng 2/1979, khi Trung Quốc bất ngờ phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, lực lượng tăng thiết giáp của chúng ta vẫn còn ở trong Nam hoặc bên Campuchia chưa về kịp.
[ẢNH]
Do vậy chủ lực của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam trong trận chiến với quân Trung Quốc chỉ có các xe tăng hạng trung T-34-85 khi đó đã được tính là tương đối lạc hậu.
[ẢNH]
Đây là bức ảnh chụp chiếc xe tăng T-34-85 của Trung đội 1, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn tăng thiết giáp 407, Quân khu 1 tại mặt trận Lạng Sơn năm 1979.
[ẢNH]
Đối đầu với các xe tăng Trung Quốc khi đó chủ yếu là loại Type 62 hạng nhẹ có vỏ giáp mỏng, hệ thống ngắm bắn cũng khá thô sơ và cũng chỉ dùng pháo chính cỡ 85 mm thì T-34-85 tỏ ra không hề yếu thế.
[ẢNH]
Các xe tăng T-34-85 của Việt Nam vẫn phát huy vai trò rất tốt trên chiến trường, trở thành phương tiện yểm trợ hỏa lực tin cậy cho bộ binh và chỉ phải chịu thiệt hại ở mức rất ít.
[ẢNH]
Hiện nay Quân đội nhân dân việt Nam vẫn chưa loại biên xe tăng hạng trung T-34, nó còn trong biên chế một số đơn vị tăng thiết giáp của Hải quân đánh bộ.
[ẢNH]
Bên cạnh đó, một số tháp pháo của những chiếc T-34-85 đã mất khả năng vận động còn được tháo rời để tận dụng làm ụ pháo trong thế trận phòng thủ biển đảo.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]