[ẢNH] Ngỡ ngàng "tên lửa ngư lôi" RPK-6 cực độc của Nga

ANTD.VN - Nga vừa hoàn thành cuộc tập trận ở biển Barents với quy mô bao phủ khu vực trùng với nơi NATO tiến hành cuộc diễn tập lớn nhất trong hàng chục năm qua. Trong cuộc tập trận này, Nga đã thử nghiệm loại tên lửa được coi là độc nhất vô nhị trên thế giới RPK-6 Vodopad.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Vào hôm 15-11-2018, Bộ Quốc phòng Nga đã đăng tải đoạn video tàu tuần dương lớp Kirov, Peter the Great phóng nhiều tên lửa RPK-6 mà NATO còn gọi là SS-N-16 Stallion.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Chiếc tàu tuần dương này có rất nhiều lựa chọn nhằm chống lại các mối đe dọa trên biển như hệ thống phóng rocket chống ngầm 254mm và 533mm hay 10 ống phóng ngư lôi.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Tuy nhiên, những ống phóng ngư lôi 533mm còn có thể làm nhiệm vụ khác là khai hỏa tên lửa RPK-6, từng được biên chế từ năm 1981.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
RPK-6 còn được coi là tên lửa ngư lôi do nó được phóng lạnh bằng khí nén xuống dưới nước và bơi ra xa tàu trước khi động cơ của tên lửa được kích hoạt và bay thẳng lên trời.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Loại vũ khí này sử dụng hệ thống định vị quán tính và có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa 100km.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Ở thời điểm hiện tại, RPK-6 chỉ được mang đầu đạn thông thường nhưng nó được Liên-xô thiết kế để tạo ra một vụ nổ hạt nhân lớn ở dưới sâu đáy biển. Điều này sẽ khiến mục tiêu khó lòng chạy thoát, trong khi tầm bắn xa của RPK-6 khiến vụ nổ nó gây ra cũng không thể ảnh hưởng cho tàu phóng.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Nga cũng có phiên bản phóng từ tàu ngầm của RPK-6 là RPK-7 Veter, được phóng từ ống ngư lôi 650mm, tuy nhiên thông số căn bản giống nhau.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Hai biến thể này được tạo ra nhằm thay thế cho mẫu tên lửa phóng từ ống ngư lôi trước đó của Liên-xô là RPK-2 Vyuga.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Trong thời Chiến tranh lạnh, Mỹ có vũ khí gần như tương đương với RPK-6 và mang được vũ khí hạt nhân là UUM-44 Submarine Rocket hay SUBROC. Mỹ cũng sở hữu phiên bản phóng từ tàu mặt nước của tên lửa này là launched RUR-5 Anti-Submarine Rocket hay ASROC nhưng nó không được phóng xuống mặt nước như tên lửa của Nga.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Hải quân Mỹ đã cho về hưu SUBROC vào năm 1989, trong khi phiên bản ARSOC cũng được thay đổi để chỉ mang theo đầu đạn nổ thông thường.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Mặc dù RPK-6 là loại vũ khí vô cùng kì lạ nhưng việc Nga vẫn duy trì nó trong suốt nhiều năm qua không phải là điều khó hiểu.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Loại vũ khí này có thể đóng vai trò như một vũ khí chống tàu ngầm theo kiểu bắn và quên, đồng thời cung cấp hỏa lực mạnh cho những tàu chiến nhỏ mà không cần phải trang bị các hệ thống phóng phức tạp.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Tàu tuần dương Peter the Great sẽ được đưa vào đại tu nào những năm tới, nhiều khả năng là sau khi tàu cùng loại Đô đốc Nakhimov hoàn thành quá trình tái biên chế.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Các hạng mục nâng cấp bao gồm việc bỏ đi hệ thống phóng tên lửa P-700 Granit và bổ sung thêm hệ thống phóng tên lửa hành trình 3M54 Kalibr, tên lửa chống hạm P-800 Oniks và tên lửa chống hạm siêu thanh 3M22 Zircon.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Chiếc tàu này cũng sẽ cần sắp xếp vị trí để trang bị phiên bản hải quân của hệ thống phòng không tầm xa S-400.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
Tuy nhiên, không có kế hoạch nào đề cập tới việc loại bỏ đi ống phóng ngư lôi khỏi các tàu tuần dương lớp Kirov hay cho về hưu tên lửa RPK-6. Do đó, dường như các tàu tuần dương lớp Kirov nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì được khả năng sử dụng loại tên lửa chống hạm đặc biệt RPK-6.
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng
[ẢNH] Ngỡ ngàng