[ẢNH] "Nghĩa địa tàu chiến" của Hải quân Mỹ lớn hơn của cả Nga và Trung Quốc cộng lại

ANTD.VN - Những "nghĩa địa tàu chiến" cực lớn mà thực chất là nơi tập trung chiến hạm dư thừa hay đã loại biên để chờ xử lý là nét đặc trưng độc nhất vô nhị của Quân đội Mỹ.
[ẢNH]
Quân đội Mỹ là lực lượng vũ trang lớn nhất hành tinh, họ nắm giữ trong tay số lượng trang thiết bị quân sự đang phục vụ cũng như trong tình trạng dự trữ vô cùng khổng lồ, có thể lấy ví dụ như "nghĩa địa xe tăng " Sierra Army Depot có quy mô chẳng thua gì bãi tập kết Kharkiv tại Ukraine.
[ẢNH]
Trong khi đó "nghĩa địa máy bay" - căn cứ không quân Davis Monthan là nét đặc trưng riêng chỉ Quân đội Mỹ mới có và lớn hơn bất cứ đối thủ cạnh tranh nào khi tại đây lưu giữ tới hàng ngàn máy bay đang chờ xử lý.
[ẢNH]
Không chỉ riêng "nghĩa địa máy bay" mà "nghĩa địa tàu chiến" của Quân đội Mỹ cũng không có đối thủ do trong một thời gian rất dài Hải quân Hoa Kỳ là lực lượng lớn nhất hành tinh, có trong biên chế hàng trăm chiến hạm cỡ lớn.
[ẢNH]
Sau một thời gian sử dụng thì có rất nhiều tàu chiến đã bị loại biên và được đẩy tới các hạm đội dự trữ, chúng sẽ neo đậu tại đây thêm một thời gian dài do tàu chiến Mỹ có tuổi tại ngũ ngắn, khung thân các chiến hạm trên còn rất tốt.
[ẢNH]
Cảnh tượng những con tàu sân bay siêu lớn, niềm ước mơ của bao cường quốc hải quân nhưng đã bị loại biên và nằm cạnh nhau trên cầu cảng sẽ làm nhiều người cảm thấy phấn khích.
[ẢNH]
Những tàu sân bay như chiếc USS John F. Kennedy (CV-67), USS Kitty Hawk (CV-63) thậm chí sau khi đã bị loại biên lâu năm nhưng theo đánh giá thì nó còn tốt hơn nhiều một chiếc đang tại ngũ là Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga.
[ẢNH]
Một nét đặc trưng nữa mà chỉ riêng tại nơi neo đậu của hạm đội dự trữ thuộc Hải quân Mỹ mới có đó là các tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn kiêm tàu sân bay hạng nhẹ, sở dĩ có điều này là do Hoa Kỳ là quốc gia đi tiên phong trong việc chế tạo và triển khai loại tàu trên.
[ẢNH]
Hiện nay Hải quân Mỹ có 3 "nghĩa địa tàu chiến" lớn, phân bổ ở Philadelphia, Bremerton và Trân Châu Cảng (Hawaii), bên cạnh đó còn khoảng hơn 50 tàu neo đậu ở Vịnh Suisun, bang California.
[ẢNH]
Rất nhiều chiến hạm của Hải quân Mỹ sau một thời gian neo đậu tại khu vực bảo quản thì đã được tân trang để chuyển giao lại cho một đồng minh nào đó mà trường hợp khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry là điển hình.
[ẢNH]
Ngoài ra các tuần dương hạm trang bị hệ thống tác chiến Aegis thuộc lớp Ticonderoga đời đầu cũng đang đứng trước cơ hội "tái xuất giang hồ" khi Tổng thống Donald Trump có kế hoạch mở rộng hạm đội.
[ẢNH]
Ngoài ra cũng có không ít chiến hạm được hoán cải thành viện bảo tàng nổi, chủ yếu là do địa phương nơi con tàu mang tên chi tiền sửa chữa để mang nó về phục vụ trưng bày.
[ẢNH]
Và đen đủi nhất là những chiến hạm bị lôi ra làm bia tập bắn trong những sự kiện diễn tập hải quân đa phương mà cuộc tập trận lớn nhất thế giới RIMPAC là ví dụ điển hình.
[ẢNH]
Không nhiều chiến hạm khi được đưa vào "nghĩa địa tàu chiến" được trải qua quá trình tháo dỡ nghiêm túc (trừ tàu sân bay hạt nhân) do quá trình này phức tạp, tốn kém và gây ô nhiễm môi trường.
[ẢNH]
Hải quân Mỹ hiện vẫn đang rất sẵn lòng trao tặng thêm nhiều con tàu đang trong tình trạng dự trữ cho các đối tác trên toàn cầu, tuy nhiên kế hoạch này không triển khai được một cách trót lọt.
[ẢNH]
Lý do chính là bởi tàu hải quân Mỹ có kích thước rất lớn và chi phí vận hành cũng như khai thác rất cao, phần nhiều là vượt quá nhu cầu của những nước nghèo, khiến họ dù muốn cũng chẳng dám cắn răng hỏi xin hay mua giá rẻ.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]