[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm "khủng" Israel thu được sau chiến tranh Trung Đông

ANTD.VN - Trong quá khứ, khi phải đối đầu với liên quân các quốc gia Arab tại thời điểm họ đang đoàn kết và sở hữu thực lực vô cùng đáng gờm thì Quân đội Israel vẫn giành chiến thắng vang dội.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Trải qua những cuộc chiến tranh với liên quân Arab và thu được thắng lợi vang dội, Lực lượng vũ trang Israel đã thu về rất nhiều chiến lợi phẩm thuộc dạng "hàng hiếm" vào thời điểm đó.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Đầu tiên là các xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 do Liên Xô chế tạo trong biên chế Quân đội Ai Cập, Syria..., chúng bị Israel bắt sống và đổi tên định danh thành Tiran.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Sau các phiên bản Tiran 1 và Tiran 2 thực chất vẫn là T-54/55 nguyên bản thì Quân đội Israel đã thử nghiệm thay pháo D-10T2S cỡ 100 mm bằng loại M68 cỡ 105 mm để cho ra đời biến thể Ti-67.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Ngoài ra trên Ti-67, khẩu 7,62 mm PKT đồng trục và đại liên 12,7 mm DShKM trên nóc tháp pháo được thay bằng khẩu 7,62 mm Browning và 12,7 mm Browning M2HB. Hệ thống điều khiển hỏa lực được nâng cấp tiên tiến hơn, trang bị mới hệ thống liên lạc, thay đổi ghế ngồi cho kíp lái.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Tiran-4 là thế hệ tiếp theo sau Ti-67, đây là sự cải tiến cho dòng tăng T-54 với một số bổ sung nhỏ trong tháp pháo, trang bị thêm khẩu 7,62 mm ở vị trí của lính nạp đạn.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Nhìn chung Tiran-4 chủ yếu sửa đổi thiết kế bên trong T-54 nhằm giúp kíp lái thoải mái hơn. Vũ khí chính của nó vẫn là khẩu pháo D-10T2S cỡ 100 mm nguyên bản.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Tiran-5Sh là biến thể nâng cấp sâu từ T-54/55 chiến lợi phẩm bằng cách trang bị pháo chính Sharir 105 mm do Israel sản xuất, bổ sung hệ thống điều khiển hỏa lực, khí tài đánh đêm, thay đổi ghế cho kíp lái để cải thiện tầm quan sát, thay buồng chứa đạn theo chuẩn pháo mới.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Sau đó Israel đã chuyển đổi phần lớn số xe tăng T-54 trở thành xe bọc thép chở quân hạng nặng Achzarit. Việc loại bỏ tháp pháo, lắp động cơ cải tiến nhỏ gọn hơn giúp "T-54 chở được tới 7 binh sĩ" và có cửa ở đuôi xe.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Ngoài xe tăng chiến đấu chủ lực, Quân đội Israel còn trưng bày nhiều chiến lợi phẩm nổi tiếng khác trong bảo tàng, ví dụ như dàn radar P-12 mà biệt kích nước này đánh cắp từ Ai Cập vào năm 1969.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Trong cuộc chiến tranh 6 ngày, Không quân Israel đã vô hiệu hóa hoàn toàn lực lượng phòng không và không quân của các nước Arab, họ thu về nhiều chiến lợi phẩm là các tổ hợp tên lửa phòng không SA-2.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Tổ hợp tên lửa phòng không SA-6 thuộc hàng hiện đại nhất thế giới vào giai đoạn cuối thập niên 1960 - đầu thập niên 1970 cũng trở thành chiến lợi phẩm của Quân đội Israel.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Một chiến lợi phẩm cực kỳ quan trọng khác đang được Israel trưng bày tại sa mạc Negev chính là chiếc tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21 từng thuộc biên chế Không quân Iraq.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Vào tháng 8/1966, tình báo Israel đã tìm cách liên hệ với một phi công Iraq có tên Munir Redfa để thuyết phục anh này đánh cắp tiêm kích MiG-21 và bay về phía Israel.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Việc nắm trong tay một phương tiện chiến lược của đối phương tại thời điểm đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đã giúp Không quân Israel xây dựng phương án tác chiến hoàn hảo để giành thắng lợi trên chiến trường.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
Với truyền thống trong quá khứ và thực lực hiện tại, Quân đội Israel luôn tự tin họ sẽ dễ dàng đánh bại Iran và Syria nếu tình huống chiến tranh toàn diện nổ ra.
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm
[ẢNH] Ngắm dàn chiến lợi phẩm