[ẢNH] Nga "giật mình" trước viễn cảnh Pháp khôi phục tên lửa Pluton khi không còn INF

ANTD.VN - Khi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung INF bị xóa bỏ, nguy cơ thế giới quay lại một cuộc Chiến tranh Lạnh là điều đã được dự báo trước.
[ẢNH] Nga
Hiện nay đang có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ chuẩn bị rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung - INF sau khi cáo buộc Nga phát triển tên lửa 9M729 có tầm bắn vượt quá quy định.
[ẢNH] Nga
Nếu rút khỏi Hiệp ước INF, khả năng rất cao Mỹ sẽ khôi phục lại các tên lửa hạt nhân tầm trung bao gồm MGM-31 Pershing II và BGM-109G Gryphon để triển khai tại các căn cứ quân sự sát lãnh thổ Nga.
[ẢNH] Nga
Đối phó lại kế hoạch trên của Mỹ, Nga đã đe dọa sẽ tăng tầm bắn cho tên lửa 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M và R-500 thuộc hệ thống Iskander-K lên gấp nhiều lần so với hiện nay.
[ẢNH] Nga
Bên cạnh đó, Moskva đang có những động thái rõ ràng cho thấy họ sẽ mở căn cứ quân sự tại Cuba và Venezuela và triển khai vũ khí chiến lược tại đây nhằm răn đe Mỹ.
[ẢNH] Nga
Trước tình hình trên, một cuộc chiến tranh Lạnh được dự đoán đã sắp bùng nổ, kéo theo cả các đồng minh của Mỹ trong khối quân sự NATO tham gia trong đó có Pháp.
[ẢNH] Nga
Hành động đầu tiên của Paris được dự báo sẽ là khôi phục lại các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mang đầu đạn hạt nhân Pluton đã bị loại biên vào năm 1993 sau khi Liên Xô tan rã.
[ẢNH] Nga
Tên lửa Pluton được phát triển vào thập niên 1960 và bắt đầu phục vụ từ năm 1974, có khoảng 100 hệ thống được chế tạo trong đó con số triển khai là 70 tổ hợp.
[ẢNH] Nga
Pluton là loại tên lửa một tầng sử dụng nhiên liệu rắn, nó có chiều dài 7,59 m; đường kính 0,65 m; trọng lượng phóng 2.423 kg, trọng lượng đầu đạn mang được là 500 kg.
[ẢNH] Nga
Ngoài đầu đạn thông thường, tên lửa Pluton được thiết kế để mang theo đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 10 - 25 kT (phần lớn là loại 10 -15 kT), đầu đạn chỉ được nạp vào tên lửa ngay trước khi phóng.
[ẢNH] Nga
Tên lửa Pluton sử dụng hệ dẫn đường quán tính đơn giản, độ sai số của nó vào khoảng 150 m nhưng đây không phải điều quan trọng đối với tên lửa lắp đầu đạn hạt nhân.
[ẢNH] Nga
Khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn tên lửa Pluton sẽ bật dù hãm để giảm tốc độ và kích nổ trên độ cao 150 m nhằm gia tăng tối đa thiệt hại lên phía đối phương.
[ẢNH] Nga
Khung gầm xe mang phóng tự hành của tên lửa Pluton được sửa đổi từ xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-30, lắp động cơ diesel Hispano-Suiza HS-110 công suất 72o mã lực, cho tốc độ tối đa 60 km/h, tầm hoạt động 600 km.
[ẢNH] Nga
Tầm bắn của tên lửa Pluton khá ngắn chỉ đạt 120 km, không đủ để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ nước Nga, tuy nhiên nó vẫn hữu dụng khi ngăn cản các binh đoàn xe tăng lớn tràn qua biên giới.
[ẢNH] Nga
Nếu Chiến tranh Lạnh bùng nổ trở lại, nhiều khả năng các tên lửa Pluton sẽ được Pháp triển khai tại các căn cứ quân sự của khối NATO tại Ba Lan hay các nước cộng hòa vùng Baltic để ngăn chặn nguy cơ xe tăng Nga tấn công, đây là viễn cảnh Moskva cần dè chừng đặc biệt.
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga