[ẢNH] Nga "giật mình" khi Ukraine tái trang bị tên lửa phòng không S-300V?

ANTD.VN - Những hình ảnh cho thấy các tổ hợp tên lửa phòng không lục quân tầm xa S-300V Antei của quân đội Ukraine đang được phục hồi tại nhà máy Vizar đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông của nước này.
[ẢNH] Nga
Tại nhà máy Vizar của Ukraine, một số lượng rất lớn đạn tên lửa 9M82, 9M83 và 5V55 thuộc tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300V và S-300PS đang được tích cực sửa chữa để tái trang bị.
[ẢNH] Nga
Như đã biết, sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Ukraine là quốc gia được thừa hưởng một khối lượng vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự khổng lồ với quy mô chỉ thua Nga.
[ẢNH] Nga
Ngoài vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, máy bay ném bom chiến lược thì Ukraine còn thừa hưởng rất nhiều tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PS và cả biến thể S-300V của phòng không lục quân.
[ẢNH] Nga
Tuy nhiên do những khó khăn về kinh tế mà rất nhiều hệ thống S-300, Buk-M1, Tor... đã bị đưa ra khỏi biên chế chiến đấu và chuyển tới các kho niêm cất bảo quản.
[ẢNH] Nga
Sau khi cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine bùng nổ, chính quyền Kiev đã phục hồi lại rất nhiều vũ khí trong kho, bao gồm S-300PS, Tor và Buk, tuy nhiên phải đến bây giờ S-300V mới được "tái ngũ".
[ẢNH] Nga
S-300V là tổ hợp phòng không lục quân tầm xa đáng sợ hàng đầu thế giới hiện nay, nó có thể đảm bảo lập nên chiếc ô phòng thủ tin cậy "che đầu" đội hình tiến quân của các sư đoàn cơ giới trước phương tiện tấn công đường không của đối phương.
[ẢNH] Nga
S-300V của Ukraine được trang bị 2 loại tên lửa đánh chặn là Novator 9M82/SA-12B Giant cùng 9M83/SA-12A Gladiator, chúng có ngoại hình khá giống nhau nhưng khác biệt nhiều ở kích thước cũng như công nghệ bên trong.
[ẢNH] Nga
Tên lửa 9M83 Gladiator kích thước nhỏ hơn được dùng để tiêu diệt các mục tiêu hàng không ở mọi độ cao, trong đó có cả tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
[ẢNH] Nga
Trong khi đó đạn 9M82 Giant kích thước lớn có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, tên lửa không đối đất siêu thanh, thậm chí cả máy bay gây nhiễu ở tầm xa.
[ẢNH] Nga
Tên lửa 9M83 có chiều dài 7.898 mm; đường kính thân (chỗ lớn nhất) 915 mm; trọng lượng 3.500 kg; vận tốc trung bình/tối đa 1.200/1.700 m/s; tầm bắn tối đa/tối thiểu 75/6 km; cự ly tiêu diệt mục tiêu 25/0,0025 km.
[ẢNH] Nga
Còn tên lửa 9M82 có chiều dài 9.913 mm; đường kính thân (lớn nhất) 1.215 mm; trọng lượng 5.800 kg; vận tốc trung bình/tối đa 1.800/2.400 m/s; tầm bắn tối đa/tối thiểu 100/13 km; cự ly tiêu diệt mục tiêu 30/1 km.
[ẢNH] Nga
Tên lửa 9M83 có khả năng chịu quá tải 20G và mang theo đầu đạn nặng 150 kg, xác suất tiêu diệt mục tiêu vào khoảng 50% - 65% đối với tên lửa đạn đạo tầm ngắn, 70% - 90% đối với máy bay bằng 1 phát bắn duy nhất.
[ẢNH] Nga
Thông số này của đạn đánh chặn 9M82 Giant là 40% - 60% đối với tên lửa đạn đạo tầm trung, 50% - 70% đối với tên lửa tấn công phóng từ máy bay kiểu AGM-69.
[ẢNH] Nga
Ukraine thời gian gần đây đang cho thấy nhiều dấu hiệu rằng họ sẽ sớm tiến hành một cuộc tấn công lực lượng ly khai miền Đông, tuy nhiên điều làm Kiev lo ngại nhất đó là Nga sẽ can thiệp bằng không quân.
[ẢNH] Nga
Các loại máy bay ném bom, cường kích, trực thăng vũ trang và tên lửa chiến thuật của Nga theo đánh giá sẽ khiến các sư đoàn cơ giới của Ukraine không thể tiến lên được nếu thiếu sự bảo vệ của tên lửa phòng không tầm xa.
[ẢNH] Nga
Nhưng sắp tới khi đã "gọi tái ngũ" số lượng lớn S-300PS, S-300V cùng với Buk-M1 và Tor thì bộ binh Ukraine đã có thể tấn công lực lượng ly khai mà không còn e sợ sẽ bị Nga can thiệp bằng không quân.
[ẢNH] Nga
Diễn biến mới này chắc chắn sẽ khiến Nga "giật mình" và phải cân nhắc kỹ việc có phản ứng quân sự với Ukraine trong trường hợp Kiev quyết định dùng vũ lực thu hồi miền Đông.
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga