[ẢNH] Nga dùng "át chủ bài" hủy diệt phiến quân Idlib nếu Thổ Nhĩ Kỳ hủy mua S-400?

ANTD.VN - Hiện tại có rất nhiều dự đoán về hành động cụ thể của Nga nhằm trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara quyết định hủy mua tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 vào phút chót.
[ẢNH] Nga dùng
Trong những ngày qua đã xuất hiện nhiều thông tin trái chiều liên quan đến thương vụ mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
[ẢNH] Nga dùng
Có rất nhiều nguồn tin khẳng định chính quyền Ankara đang xem xét khả năng rút lui khỏi hợp đồng S-400 do lo ngại các lệnh trừng phạt của Mỹ, bởi lợi ích mà S-400 mang lại không bù đắp nổi thiệt hại.
[ẢNH] Nga dùng
Thậm chí báo chí Thổ Nhĩ Kỳ còn đăng tải thông tin cho biết, bộ trưởng quốc phòng nước này đã nói rằng Ankara trì hoãn nhận S-400 như một dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy họ đang tìm đường lui.
[ẢNH] Nga dùng
Nhưng gần như ngay sau đó lại có phát biểu bác bỏ việc trì hoãn trên và khẳng định các thành phần đầu tiên của tổ hợp S-400 Triumf vẫn sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ theo đúng kế hoạch ban đầu.
[ẢNH] Nga dùng
Điều này được nhận định là Ankara thực sự đang lưỡng lự, bởi vì dù sao đi nữa họ cũng lo ngại phản ứng từ phía Nga, tuy rằng tiền đặt cọc đã chuyển nhưng đây lại là tín dụng của Nga, tức là Thổ Nhĩ Kỳ thực chất chưa mất mát gì.
[ẢNH] Nga dùng
Nhưng đối với Nga thì ngược lại, ngoài việc để mất hợp đồng lớn thì vị thế chính trị cũng như quân sự của họ sẽ bị lung lay dữ dội, điều này rất dễ dẫn tới hành động trả đũa.
[ẢNH] Nga dùng
Biện pháp khả dĩ nhất được người Nga sử dụng đó là sẽ đẩy mạnh chiến dịch tấn công Idlib bị trì hoãn bấy lâu nay bởi nguyên nhân Moskva không muốn làm Ankara phật lòng.
[ẢNH] Nga dùng
Cố thủ bên trong Idlib là các tay súng thuộc nhiều nhóm vũ trang do Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp hậu thuẫn, với mối quan hệ gắn kết quan trọng thì dĩ nhiên Nga phải cố gắng tránh đối đầu với Ankara, nhưng điều này sẽ không còn nữa khi họ cảm thấy "bị leo cây".
[ẢNH] Nga dùng
Nhưng bên cạnh đó lại xuất hiện ý kiến khác cho rằng kể cả Thổ Nhĩ Kỳ có thực sự hủy mua S-400 thì Nga cũng chẳng thể làm gì khác ngoài im lặng đi kèm vài câu phản đối.
[ẢNH] Nga dùng
So sánh lực lượng tại Syria thì rõ ràng nhóm quân nhỏ của Nga đóng tại căn cứ Hmeimim chẳng thể nào sánh nổi quân đội hùng hậu của Thổ Nhĩ Kỳ ngay sát sách.
[ẢNH] Nga dùng
Ankara nhiều lần tuyên bố Idlib là vùng đặc quyền của mình và không ngần ngại dùng sức mạnh quân sự, sẽ không khôn ngoan chút nào nếu Nga đối đầu với lực lượng vũ trang mạnh thứ hai của khối NATO trên "sân khách".
[ẢNH] Nga dùng
Nhưng quan trọng hơn, Nga bị nhận xét sẽ chẳng thể trả đũa Ankara mạnh mẽ được vì họ đang bị ràng buộc rất lớn bởi dự án đường ống dẫn dầu "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".
[ẢNH] Nga dùng
Đây là dự án cung cấp khí đốt cho chính Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Đông và Đông Nam Âu nhằm tránh việc phải quá cảnh qua Ukraine - quốc gia đang coi Nga là thù địch.
[ẢNH] Nga dùng
Nếu đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ thì rõ ràng Nga sẽ bị mất quá nhiều quyền lợi về kinh tế, điều này thực chất đã được chứng minh bằng diễn biến sau khi Ankara bắn hạ Su-24 của Nga hồi năm 2015, Moskva sau thời gian "lên gân" đã buộc phải xuống nước làm hòa.
[ẢNH] Nga dùng
Tổng hợp những nhận định trên có thể dự đoán rằng nếu thực sự Thổ Nhĩ kỳ hủy bỏ hợp đồng mua S-400 thì cũng chỉ gây nên một cơn sóng gió nhỏ chứ khó mà đẩy hai nước vào một cuộc đối đầu lâu dài và căng thẳng.
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng
[ẢNH] Nga dùng