[ẢNH] Nga bất ngờ kéo "vũ hội chết chóc" tới sát biên giới NATO

ANTD.VN - Hạm đội Phương Bắc của Nga đã quyết định triển khai các hệ thống vũ khí tối tân trong đó có cả hệ thống Bal-E biệt danh "Vũ hội chết chóc" đến bán đảo Kola - khu vực nằm sát với NATO.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Nga bất ngờ triển khai những hệ thống vũ khí cực mạnh đến bán đảo Sredny trên bờ biển Barent vào tối 7-8 (giờ địa phương). Động thái này ngay lập tức gây sự chú ý cho NATO.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Sredny là bán đảo nhỏ nhất giữa Vịnh Pechenga và Bán đảo Rybachny (Fisher), một khu vực thuộc phía tây bắc của Bán đảo Kola, sát biên giới NATO.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Ngay trước đó, tổ hợp phòng thủ S-400 cũng đã được phòng thủ Nga triển khai đến khu vực này.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Đại tá Alexander Kochetkov tiết lộ, hiện công việc triển khai những vũ khí này đến Kola đã hoàn tất.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
S-400 đã tham gia trực chiến trong khi tổ hợp tên lửa bờ Bal cũng đã sẵn sàng.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Trong vòng 1 tháng tới, các đơn vị liên quan sẽ tiến hành hàng loạt các cuộc thử nghiệm đối với cả tên lửa bờ và phòng không, trong đó bao gồm việc tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo ở các độ cao khác nhau và đối phó với cuộc đổ bộ của tàu địch.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Việc Nga triển khai những hệ thống vũ khí cực mạnh tới sát biên giới NATO được coi như thông điệp ngầm Moscow gửi tới phương Tây trong bối cảnh đang có sự cạnh tranh ngầm tại Bắc Cực.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Nhận thấy Kola có vị trí đặc biệt, từ những năm 2000, Nga đã quyết tâm khôi phục lại vị thế một cường quốc, bằng tham vọng quân sự hóa vùng Bắc Cực, trong đó bán đảo Kola được coi là một phần trong mục tiêu bố trí các lực lượng vũ trang hỗn hợp tới năm 2020 gồm các đơn vị quân sự, biên phòng và tuần duyên để bảo vệ các lợi ích kinh tế và chính trị ngày càng tăng ở Bắc Cực.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Với sức mạnh hủy diệt khủng khiếp của mình, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E sẽ giúp Nga kiểm soát tốt tuyến phòng thủ dọc bờ biển.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Được giới thiệu từ năm 2008, một hệ thống Bal-E gồm xe chỉ huy, xe thông tin, xe radar, và các xe cơ giới phóng tên lửa (mỗi xe có 4 -8 ống phóng).
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Nga cũng vừa bổ sung thêm tính năng hướng dẫn bắn bằng UAV cho hệ thống này.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Bal-E sử dụng loại tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35E với đầu đạn 145kg có thể đánh chìm tàu chiến có lượng giãn nước 5000 tấn.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Nhiệm vụ của Bal-E là để kiểm soát và phòng thủ bờ biển, lãnh hải và các căn cứ hải quân cũng như cơ sở trọng yếu gần bờ biển.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Đạn tên lửa khi bắn đi sẽ bay cách mặt biển 10 - 15 m, khi tiếp cận mục tiêu tên lửa hạ độ cao xuống còn 4 m. Với quỹ đạo lắt léo như vậy, rất khó để có thể đánh chặn loại tên lửa này.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Với sức mạnh hủy diệt khủng khiếp của mình, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E được các chuyên gia đặt cho biệt danh “Vũ hội chết chóc”.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
Bal-E có thể phóng đồng loạt 32 tên lửa, để hạ cả cụm tàu chiến, hoặc hủy diệt cả một sư đoàn đổ bộ chỉ bằng một loạt bắn.
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo
[ẢNH] Nga bất ngờ kéo