[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt "nanh" của "lợn lòi" A-10 từng diệt hàng trăm xe tăng đối phương

ANTD.VN - Mỹ đang lên kế hoạch loại biên 35.470.699 viên đạn uranium nghèo (DU) cỡ 30x173 mm dành cho pháo tự động GAU-8/A trang bị trên cường kích A-10 Thunderbolt II.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
A-10 Thunderbolt II (còn gọi là Lợn lòi) là một trong những máy bay cường kích đáng sợ nhất thế giới.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Sức mạnh của chúng nằm ở khả năng sống sót cao, hỏa lực mạnh đặc biệt là khẩu pháo 7 nòng cỡ 30mm.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Với loại đạn xuyên giáp uranium nghèo cỡ 30mm như thế này, xe tăng và xe bọc thép có thể biến thành tổ ong khi bị tấn công.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Hình ảnh một chiếc xe bọc thép bị đạn uranium nghèo từ chiến đấu cơ A-10 bắn thủng lỗ chỗ.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Việc sử dụng đạn uranium nghèo xuyên giáp mang lại sức mạnh đáng sợ cho các chiến đấu cơ A-10. Tuy nhiên, loại đạn này lại gây ra nguy cơ nhiễm xạ trên chiến trường, có thể gây bệnh ung thư và dị tật bào thai cho người dân và các binh sĩ.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Chính vì điều này mà các quốc gia đã cực lực lên án việc sử dụng loại đạn đáng sợ này.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Các loại đạn 30x173 mm dành cho pháo tự động GAU-8/A bao gồm PGU-14/B, PGU-14A/B và PGU-14B/B (đạn xuyên giáp uranium nghèo) và đạn nổ mạnh PGU-13/B, PGU-13-A/B được sắp xếp xen kẽ trong băng đạn.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Trong đó PGU-14A/B có vỏ mềm nhẹ, chứa một lõi cứng xuyên thấu bằng uranium nghèo (DU).
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Ngoài khả năng xuyên giáp, DU là một vật liệu pyrophoric tự nhiên (tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí), giúp tăng cường các hiệu ứng gây cháy.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Loại đại này rất hiệu quả chống lại xe tăng và xe bọc thép. Đạn được tạo thành từ bốn phần: thân được làm bằng nhôm, dải xoay plastic được gia cố bằng sợi thủy tinh (để tăng khả năng xoay của viên đạn trong nòng pháo), lõi xuyên DU và chóp gió bằng nhôm.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Đạn không có khả năng kích nổ, khả năng xuyên của nó phụ thuộc vào hình dạng của lõi xuyên thấu, động năng của viên đạn và góc tiếp xúc với mục tiêu.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Lõi DU của PGU-14/B có thể xuyên qua lớp giáp thép cán đồng nhất của xe tăng và xe bọc thép ở khoảng cách hơn 900 mét.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Các phi công A-10 thường lựa chọn tấn công xe tăng và các xe bọc thép của đối phương ở hai bên sườn và phía sau, khu vực bọc thép mỏng hơn và khiến loại đạn này đặc biệt hiệu quả trong việc chống tăng.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Các loạt đạn với tốc độ cao, động năng mạnh mẽ của A-10 đủ để xuyên qua các lớp giáp xe tăng bao gồm cả giáp phản ứng nổ.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Ngay cả các hệ thống phòng thủ chủ động cũng không thể đánh bại loại đạn uranium nghèo bắn ra từ khẩu pháo trang bị trên máy bay A-10.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Đa số các viên đạn PGU-14/B đã được đưa vào trang bị từ những năm 1970 khi nhiệm vụ chính của A-10 là tập kích các đoàn xe tăng Liên Xô và khối quân sự Warsaw ở châu Âu.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
Với tuổi đời đã lớn cùng với sự lên án từ cộng đồng quốc tế đã khiến Mỹ quyết định loại biên số đạn này. Tuy vậy việc loại biên loại đạn xuyên giáp cực mạnh này đã phần nào lấy đi sức mạnh của máy bay cường kích A-10 của Mỹ.
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt
[ẢNH] Mỹ tự tay chặt đứt