[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực "trói chân" Trung Quốc vào Hiệp ước INF mới

ANTD.VN - Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (Hiệp ước INF) giữa Nga và Hoa Kỳ - hòn đá tảng trong duy trì thế cân bằng quân sự toàn cầu đã chính thức hết hiệu lực.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Vào đầu tháng 2/2019, lần lượt Tổng thống Mỹ Donald Trump rồi đến Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thay nhau tuyên bố chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Nguyên nhân dẫn tới việc Hiệp ước INF bị đình chỉ đó là do cả Washington lẫn Moskva đều cáo buộc nhau vi phạm thông qua triển khai và phát triển vũ khí bị cấm.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Thế giới đang đứng trước nguy cơ quay lại của cuộc Chiến tranh Lạnh phiên bản 2, nhưng các hy vọng không phải đã chấm dứt khi bắt đầu xuất hiện một vài đề xuất của một Hiệp ước INF mới.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Lý do thực sự khiến Mỹ quyết định đơn phương rút khỏi INF theo đánh giá của giới phân tích tình hình quốc tế thì chẳng phải chỉ nhằm mục đích đối phó với Nga mà muốn khống chế cả Trung Quốc.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Không phải Nga hay Mỹ, Trung Quốc hiện mới là đất nước sở hữu kho tên lửa tầm trung (bao gồm cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình) triển khai trên bộ lớn nhất thế giới.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Sở dĩ có điều này là vì Bắc Kinh đã lợi dụng được hoàn cảnh Nga và Mỹ buộc phải loại bỏ thứ vũ khí trên để chớp thời cơ vươn lên vị thế độc tôn số một thế giới.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Không chỉ có số lượng, chất lượng tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc như DF-21 và DF-26 cũng được đánh giá là không có đối thủ vào giai đoạn hiện nay.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Bên cạnh khả năng tấn công chính xác mục tiêu cố định, tên lửa DF-21D và DF-26 còn được cho là có thể bắn trúng tàu sân bay đang di chuyển ở tốc độ cao.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Trước nguy cơ cực lớn từ Trung Quốc thì dĩ nhiên là Mỹ sẽ chẳng chịu ngồi yên, họ có hai lựa chọn hoặc là phát triển vũ khí tương xứng, hoặc ép Bắc Kinh phải tiêu hủy khi tham dự vào Hiệp ước INF đa phương.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Không chỉ Mỹ, ngay cả Liên minh châu Âu cũng khẩn thiết mong muốn Trung Quốc chấp nhận ký kết Hiệp ước INF "tay ba" để duy trì thế cân bằng chiến lược toàn cầu.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Nhưng mọi nỗ lực của phương Tây đã thất bại, khi Chủ nhiệm Ủy ban Công tác Đối ngoại thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết trì hôm 16/2 đã khẳng định sẽ từ chối mọi lời kêu gọi liên quan đến việc Bắc Kinh tham gia vào một phần của Hiệp ước INF.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
"Trung Quốc phát triển năng lực hoàn toàn phù hợp với nhu cầu quốc phòng và không để đe dọa bất kỳ ai. Chính vì thế chúng tôi phản đối việc đa phương hóa INF".
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
"Hiệp ước này đặt ra những giới hạn không công bằng và thiếu phù hợp với Quân đội Trung Quốc" - ông Dương Khiết Trì nhấn mạnh thêm một lần nữa.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Với lời đáp trả chính thức từ phía Trung Quốc, có lẽ Hoa Kỳ chẳng còn con đường nào khác ngoài việc phải phát triển tên lửa tầm trung để gây áp lực.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Nếu như vậy sẽ dẫn tới hành động tương xứng từ cả Moskva lẫn Bắc Kinh, và như vậy thì một cuộc Chiến tranh Lạnh mới là điều không thể nào tránh khỏi.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
Viễn cảnh trên đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với cục diện địa chính trị toàn cầu, cần có một giải pháp tháo gỡ căng thẳng để mọi việc không trở nên vượt quá tầm với của các bên liên quan.
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực
[ẢNH] Mỹ thất bại trong nỗ lực