[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga

ANTD.VN - Tàu khu trục USS Roosevelt của hải quân Mỹ phóng thành công tên lửa SM-3 từ hệ thống phòng thủ Aegis khi diễn tập chung với các đồng minh NATO.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Khu trục hạm USS Roosevelt của hải quân Mỹ ngày 10-5 phóng thành công một tên lửa đánh chặn SM-3 trong khuôn khổ cuộc diễn tập Formidable Shield của NATO tại vùng biển ngoài khơi Scotland.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, cuộc diễn tập kéo dài tới ngày 19-5 với sự tham gia của 13 tàu chiến, 10 máy bay và khoảng 3.300 binh sĩ của 10 nước thành viên NATO.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Lực lượng diễn tập sẽ thực hiện các bài tập phát hiện, theo dõi và phòng thủ trước nhiều loại tên lửa chống hạm và đạn đạo của đối phương.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
SM-3 hiện được Mỹ và Nhật Bản hợp tác phát triển để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) và tầm xa (IRBM).
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Tên lửa nằm trong hệ thống Phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD), có thể phóng từ tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu Aegis hoặc các điểm đánh chặn trên đất liền.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Đặc biệt tên lửa đánh chặn SM-3 có khả năng đánh chặn ngoài khí quyển có nhiệm vụ để tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương trong pha giữa, khi mục tiêu bay hành trình trong không gian.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Tên lửa SM-3 đặc biệt là phiên bản Block IIA có tầm bắn lên tới 2.500km và tầm cao tiêu diệt mục tiêu 1.500km, tức là gấp 3 lần phiên bản Block IA/B với tầm bắn 700 km, độ cao đánh chặn 500km.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Vận tốc tối đa của SM-3 Block IIA nhanh gấp 15 lần tốc độ âm thanh, vào khoảng 5,6 km/s. Đây là một trong số ít tên lửa đánh chặn có tốc độ kinh hoàng nhất thế giới.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) cho biết, tên lửa SM-3 Block IIA mới sẽ nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu, bao gồm cơ sở mới thành lập ở Romania và chuẩn bị là một cơ sở khác tại Ba Lan vào năm 2018.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Ngoài ra, Mỹ sẽ trang bị các tên lửa SM-3 Block IIA lên các hệ thống đánh chặn Aegis của tàu tuần dương lớp Ticonderoga, tàu khu trục lớp Arleigh Burke và lớp Zumwalt, còn Nhật Bản sẽ sử dụng tên lửa này trên các tàu khu trục lớp Atago và các tàu thế hệ mới khác.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ trang bị SM-3 Block IIA trên khoảng trên 100 chiến hạm, bao gồm các tuần dương hạm lớp Ticonderoga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke và khu trục hạm lớp Zumwalt...
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Giá thành của loại tên lửa này từ 10-24 triệu USD, tùy theo từng phiên bản.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Các tên lửa SM-3 được sử dụng trên tàu chiến trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis kiểu 5.1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41. Mỗi chiến hạm Aegis của Mỹ được trang bị từ 4 hoặc 6 quả tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Để đánh chặn tên lửa đạn đạo, các hệ thống Aegis được tích hợp radar mảng pha điện tử 3D AN/SPY-1D(V) hiện đại nhất thế giới hiện nay, có khả năng điều khiển tấn công 18 mục tiêu khác nhau cùng một thời điểm, với độ chính xác cao. Trong tương lai, AN/SPY-1D(V) sẽ được thay thế bằng radar AMDR của hãng Raytheon, có tính năng cao hơn.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
Quá trình đánh chặn của tên lửa SM-3 chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất để tiêu diệt mục tiêu của đối phương. Đây là một trong số ít hệ thống đánh chặn có tầm xa nhất thế giới.
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga
[ẢNH] Mỹ phóng tên lửa ‘sát thủ’ đánh chặn ngoài tầng khí quyển thị uy trước Nga