[ẢNH] "Muối mặt" hỏi mua J-31, tiêm kích tàng hình nội địa TFX của Ankara thất bại nặng nề?

ANTD.VN - Thổ Nhĩ Kỳ đang gấp rút tìm phương án thay thế tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ trong trường hợp Washington kiên quyết không chịu bàn giao vì thương vụ S-400 Triumf ký với Nga.
[ẢNH]
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa đưa ra biện pháp cứng rắn đó là đình chỉ công tác huấn luyện phi công lái F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ khi Ankara vẫn kiên quyết theo đuổi thương vụ S-400 với Nga.
[ẢNH]
Đây được xem là lời cảnh báo nghiêm khắc nhất từ Washington rằng Ankara sẽ bị loại khỏi chương trình F-35 nếu không sớm hủy bỏ hợp đồng S-400 ký với Nga.
[ẢNH]
Trong tình cảnh này, Thổ Nhĩ Kỳ đã tích cực tìm phương tiện thay thế, ban đầu họ nhắm tới Su-57 của Nga tuy nhiên sau khi cân nhắc thì có vẻ như Ankara thấy không thực sự ổn
[ẢNH]
Lúc này Su-57 vẫn chưa thực sự hoàn thiện và còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến tính năng, trong đó nghiêm trọng nhất là động cơ chưa đạt chuẩn, ngoài ra tốc độ sản xuất Su-57 của Nga cũng bị đánh giá quá chậm chạp.
[ẢNH]
Phương án tiếp theo được Thổ Nhĩ kỳ cân nhắc tới đó là hỏi mua tiêm kích tàng hình FC-31 (phiên bản xuất khẩu của J-31) khi hiện tại Trung Quốc được nhận xét là đã vượt Nga trong cuộc đua tiêm kích thế hệ 5.
[ẢNH]
Tuy nhiên trong toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ lại chẳng có một dòng nào nói tới chiếc tiêm kích tàng hình nội địa TAI TFX, cho thấy chính bản thân Ankara cũng không tin tưởng vào sản phẩm do mình làm ra.
[ẢNH]
Thổ Nhĩ Kỳ công bố dự án phát triển tiêm kích tàng hình nội địa TFX từ năm 2013, họ kỳ vọng nó sẽ thay thế toàn bộ phi đội F-16 và F-4 của mình sau năm 2020.
[ẢNH]
Ankara đã giới thiệu tổng cộng 3 ý tưởng về tiêm kích TFX, các hình ảnh mô tả một mẫu máy bay có thiết kế 1 động cơ, một thiết kế tương tự nhưng có thêm cánh mũi ở phía trước, và một thiết kế mang 2 động cơ.
[ẢNH]
Những thiết kế này được cho là chịu ảnh hưởng từ các cuộc thảo luận giữa lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ và tập đoàn công nghiệp hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (TAI).
[ẢNH]
TAI nói rằng những thiết kế TFX ban đầu sẽ được đánh giá lại theo yêu cầu của không quân, theo một báo cáo được đệ trình bởi thứ trưởng phụ trách ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 12/2013.
[ẢNH]
Trong năm 2012, TAI đã nhận được một hợp đồng để thực hiện tham gia làm việc cùng tập đoàn Saab của Thụy Điển trên dự án tiêm kích tàng hình mới TFX.
[ẢNH]
Tuy nhiên tới năm 2015, họ đã chính thức lựa chọn tập đoàn BAE Systems của Anh làm đối tác chính của chương trình vũ khí đầy tham vọng này.
[ẢNH]
Ankara kỳ vọng dự án TFX có thể cho kết quả tốt bằng một chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến do Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng vào năm 2023.
[ẢNH]
Các thiết kế máy bay chiến đấu tàng hình mới của TFX về cơ bản tương đối giống với F-22, có thể bay hành trình với tốc độ cao, khả năng siêu cơ động, linh hoạt và có bán kính chiến đấu rộng và tính năng chiến đấu vượt F-35.
[ẢNH]
Nhưng đáng tiếc sau những dự định hoành tráng được công bố trên truyền thông, động thái thực tế từ Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy chương trình vũ khí tham vọng trên của họ gần như đã phá sản hoàn toàn.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]