[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng "khủng", chính thức thoát khỏi cảnh ế ẩm

ANTD.VN - Tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 MiG-35 là vũ khí rất được kỳ vọng của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, đáng tiếc rằng từ khi ra đời đến nay nó vẫn chưa tìm được bất cứ hợp đồng nào có giá trị.

 

[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Hãng thông tấn TASS ngày 18/1 đăng tải thông tin cho biết, lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga vừa chính thức ký kết hợp đồng cung cấp 14 tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 MiG-35 với nhà sản xuất.
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Nguồn tin của TASS nêu rõ: "Dự kiến đến năm 2020 Bộ Quốc phòng Nga sẽ chính thức ký kết một hợp đồng cung cấp 14 chiến đấu cơ MiG-35, thời gian thực hiện trong vòng 3 năm".
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Trước đó, một nguồn tin khác nói với TASS rằng căn cứ theo hợp đồng ký kết tháng 8/2018, 2 máy bay huấn luyện MiG-35UB đã được sản xuất và hoàn tất việc giao hàng.
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Ngoài ra còn 4 máy bay chiến đấu MiG-35S - phiên bản tiền sản xuất hàng loạt để đánh giá tính năng cũng sẽ được bàn giao cho Không quân Nga ngay trong năm 2019 này.
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Như vậy sau một thời gian dài ế ẩm trên thị trường vũ khí thế giới dẫn tới nguy cơ Tập đoàn chế tạo máy bay MiG phải tuyên bố phá sản thì Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định có hành động "giải cứu".
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Nguyên nhân chính dẫn tới việc MiG-35 không được quan tâm cho dù Nga đã quảng cáo rất "hoành tráng" được nhận định phần lớn liên quan tới ưu thế cạnh tranh giữa nó với Su-35.
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Nhu cầu khách hàng đang cần một loại tiêm kích nhẹ có tính năng kỹ chiến thuật tiên tiến, nhưng với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 29.700 kg, gần bằng F-15 (30.845 kg), MiG-35 phải được phân loại là tiêm kích hạng nặng.
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Sử dụng tiêm kích nặng để thay thế loại hạng nhẹ không phải là giải pháp tối ưu, hơn nữa nếu so sánh với Su-30 dày dạn chiến tích thì chiếc MiG-35 chưa hoàn thành đầy đủ các bài thử nghiệm chỉ là một trang giấy trắng.
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Ngoài ra năng lực tác chiến lý thuyết của MiG-35 so với Su-30SME/MKI hay cả Su-35S vẫn chưa có bất cứ đặc điểm gì nổi trội cả về không chiến tầm xa lẫn quần vòng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Thậm chí radar Zhuk-A của MiG-35 có tầm hoạt động còn thua xa N011M (250 km so với 400 km), trong khi tầm bay bằng 2/3, tải trọng vũ khí bằng 7/8.
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
So sánh với tiêm kích nhẹ của phương Tây, F-16 và JAS-39 là hai sản phẩm cực kỳ thành công, đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới tin dùng, tính năng của chúng chí ít là không để cho MiG-35 qua mặt dễ dàng.
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Còn nếu xét đến yếu tố khác là tính kinh tế thì dễ nhận thấy MiG-35 thua kém hoàn toàn. Mặc dù được lắp động cơ mới tiên tiến hơn, nhưng chi phí trên một giờ bay của MiG-35 ước vào khoảng 15.000 USD/giờ.
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Con số này ở F-16 là 22.500 USD/giờ, còn JAS-39 là 4.700 USD/giờ. Bên cạnh đó, tuổi thọ khung thân và động cơ MiG-35 vẫn không cao và còn thua xa máy bay phương Tây.
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Trong khi F-16 có độ bền 8.000 giờ bay, JAS-39 là trên 10.000 giờ thì MiG-35 chỉ được tối đa 6.000 giờ trong điều kiện cứ sau mỗi 1.500 giờ lại phải đại tu, đây là khoảng cách rất đáng kể.
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
Động cơ Klimov RD-33MK tuy không còn phun khói mù mịt nhưng bộ phận chỉnh hướng phụt 3D cứ sau 500 giờ lại yêu cầu phải tháo ra đại tu với chi phí không hề rẻ, trong thời gian đó máy bay chẳng thể trực chiến, đây thực sự là thảm họa với những quốc gia nghèo.
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng
[ẢNH] MiG-35 vừa có hợp đồng