[ẢNH] "Mạnh hơn S-300" nhưng vì sao Buk-M3 lại thất bại thảm hại trước MR-SAM?

ANTD.VN - Mặc dù từng được kỳ vọng sẽ đánh bại MR-SAM để trở thành hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - xa chủ lực của Ấn Độ nhưng cuối cùng Buk-M3 đã hứng chịu thất bại nặng nề.
[ẢNH]
Mới đây trong lễ duyệt binh thường niên kỷ niệm Ngày Cộng hòa, Quân đội Ấn Độ đã lần đầu tiên công khai hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - xa MR-SAM do quốc gia Nam Á này hợp tác sản xuất cùng Israel.
[ẢNH]
Việc tổ hợp MR-SAM xuất hiện trong lễ duyệt binh cho thấy nó đã hoàn thiện và sẽ sớm được sản xuất với số lượng lớn để trở thành xương sống bảo vệ bầu trời trên khắp lãnh thổ Ấn Độ.
[ẢNH]
Điều này cũng đồng nghĩa rằng những hy vọng mong manh của Nga về việc New Delhi sẽ lựa chọn hệ thống Buk-M3 đã hoàn toàn tan thành mây khói.
[ẢNH]
Vậy tại sao Bộ Quốc phòng Ấn Độ lại ra quyết định trên khi họ đang sử dụng hệ thống phòng không hạm tàu Shtil-1 được xem như bản hải quân của Buk-M3?
[ẢNH]
Lý do chính được đưa ra đó là Buk-M3 bị coi là "bình mới rượu cũ", khi thực chất nó chỉ là bản mặt đất của hệ thống phòng không Shtil-1 lắp đặt trên các tàu chiến của Hải quân Nga, chưa có gì đột phá về công nghệ so với Buk-M2.
[ẢNH]
Thêm vào đó, giá thành của Buk-M3 cũng rất đắt đỏ, ước chừng lên tới trên 150 triệu - 200 triệu USD, gây trở ngại lớn cho bất cứ quốc gia nào có ý định đặt mua.
[ẢNH]
Ngoài ra còn phải kể tới việc một tổ hợp Buk-M3 rất cồng kềnh với nhiều thành phần: từ xe chỉ huy cho tới xe radar trinh sát, xe radar điều khiển hỏa lực, xe mang phóng tự hành... làm cho giá thành bị đội lên cao
[ẢNH]
Nguyên nhân khác cũng rất quan trọng đó là Nga vẫn chưa tỏ ý sẵn sàng hỗ trợ Ấn Độ công nghệ và kỹ thuật để sản xuất Buk-M3 tại chỗ, trong khi đây là một trong những yêu cầu cốt lõi.
[ẢNH]
So với Buk-M3, dễ nhận thấy các thành phần cấu thành tổ hợp MR-SAM rất gọn nhẹ, mang lại sức cơ động cao, khả năng phản ứng nhanh và tăng xác suất sống sót trước tên lửa chống radar của địch.
[ẢNH]
Hệ thống tên lửa phòng không MR-SAM được thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa, trực thăng... đối phương ở cự ly lên tới 70 -100 km bằng tên lửa Barak 8.
[ẢNH]
So với tên lửa 9M317ME của Buk-M3 thì đạn đánh chặn Barak-8 có ưu thế ở độ nhỏ gọn, khi trọng lượng chưa bằng một nửa nhưng lại mang được đầu đạn tương đương cùng tầm hoạt động lớn hơn.
[ẢNH]
Một yếu tố khác cũng rất đáng lưu tâm đó là MR-SAM còn sử dụng radar dẫn bắn EL/M-2084 (phiên bản mặt đất của radar MF-STAR), đây cũng là một thành phần của SPYDER-MR mà Ấn Độ đang sử dụng.
[ẢNH]
Việc Quân đội Ấn Độ lựa chọn hệ thống MR-SAM của Israel sẽ tạo ra sự thống nhất và liên kết các tổ hợp thành mạng lưới phòng không hợp nhất dễ dàng hơn.
[ẢNH]
Dựa trên phiên bản mặt đất, Ấn Độ còn có thể tích hợp tên lửa Barak-8 lên hầu như mọi chiến hạm nội địa của họ, trong khi Buk-M3 cũng như Shtil-1 hoàn toàn không có lợi thế này.
[ẢNH]
Với những ưu nhược điểm của Buk-M3 đã nêu ở trên, không khó hiểu vì sao Bộ Quốc phòng Ấn Độ lại đặt niềm tin vào Israel và bỏ qua đối tác thân quen là Nga.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]