[ẢNH] "Mãnh điểu lưng gù" Nga vừa bị S-350E nhắm bắn mạnh cỡ nào?

ANTD.VN - Lực lượng phòng thủ Nga vừa cho hệ thống phòng thủ S-350E ngắm bắn vào tiêm kích MiG-29SMT biệt danh "quái điểu lưng gù" trong thử nghiệm.
[ẢNH]
Vụ ngắm bắn thử nghiệm được thực hiện hôm 14-1-2020 tại trường bắn ở miền Nam Astrakhan, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố cho biết: "Các binh sĩ Không quân Vũ trụ Nga lần đầu bắn thử hệ thống phòng không S-350E Vityaz tại thao trường ở miền nam đất nước".
[ẢNH]
Trong thử nghiệm, các khẩu đội tên lửa S-350E đã luyện tập khả năng phát hiện, bám bắt và tấn công vào mục tiêu mô phỏng các tiêm kích hạng trung MiG-29SMT của đối phương xâm nhập vào Nga.
[ẢNH]
MiG-29SMT là phiên bản mới nhất trong gia đình tiêm kích MiG-29, chúng được Nga quảng bá có sức mạnh gấp 2,5 lần phiên bản tiền nhiệm.
[ẢNH]
Nga bắt đầu phát triển MiG-29SMT vào năm 1998, chúng chính thức được giới thiệu vào năm 2004.
[ẢNH]
Hiện có 18 chiếc MiG-29SMT được chế tạo đang phục vụ trong không quân Nga.
[ẢNH]
Điểm đặc biệt dễ nhận thấy ở chiếc tiêm kích này là "lưng gù".
[ẢNH]
Việc tích hợp thêm bình xăng để tăng tầm bay khiến chiếc lưng của MiG-29SMT nhô lên.
[ẢNH]
Nga cho hay hiệu quả tác chiến của MiG-29SMT đã tăng gấp 2,5 lần so với biến thể MiG-29, đồng thời chí phí hoạt động đã giảm khoảng 40%.
[ẢNH]
MiG-29SMT có chiều dài 17,3m, sải cánh 11,9m và chiều cao 4,4m.
[ẢNH]
Khối lượng cất cánh của MiG-29SMT lên tới 37 tấn và chiếc máy bay này được điều khiển bởi 1 phi công.
[ẢNH]
Để cơ động, MiG-29SMT được trang bị hai động cơ RD-33MK có lực đẩy khô 55kN và lực đẩy sau khi đốt lần 2 lên tới 88kN.
[ẢNH]
Với hai động cơ cực khỏe này MiG-29SMT có khả năng bay với vận tốc Mach 2, tầm tác chiến 700km.
[ẢNH]
MiG-29SMT được trang bị một radar mảng pha thụ động Zhuk ME có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 120k.
[ẢNH]
Radar này giúp MiG-29SMT có thể phát hiện đồng thời 10 mục tiêu và lựa chọn tiêu diệt cùng lúc 4 mục tiêu trong số đó.
[ẢNH]
Đặc biệt, tải trọng vũ khí của MiG-29SMT đã tăng từ 3,5 tấn (biến thể đầu) lên tới 4,5 tấn với 7 giá treo (6 trên cánh và 1 dưới bụng thường lắp thùng dầu phụ).
[ẢNH]
Việc nâng cấp ở hệ thống điện tử đem lại cho MiG-29SMT khả năng mang vác hầu hết vũ khí chính xác cao của nước Nga.
[ẢNH]
Khác với thế hệ trước, MiG-29SMT giờ đây có thể mang tên lửa đối không tầm trung - xa dẫn đường bằng radar chủ động R-77, tên lửa không đối đất Kh-29T/TE, tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A, tên lửa chống radar Kh-31P và các loại bom có điều khiển.
[ẢNH]
Tổng công trình sư của Tập đoàn Sản xuất Máy bay Thống nhất của Nga – ông Sergei Korotkov hôm qua cho biết, các chiến đấu cơ MiG-29SMT đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ tại Syria.
[ẢNH]
"Sự tham gia của loại chiến đấu cơ mới nói trên trong các lần xuất kích đi tấn công kẻ địch đã cho phép chúng tôi xác nhận độ tin cậy và tính hiệu quả của chúng đồng thời đánh giá được hoạt động của các hệ thống vũ khí và điện tử trên máy bay”, ông Korotkov cho hay.
[ẢNH]
Vị quan chức quân sự Nga còn nói thêm rằng, trong chiến dịch kéo dài hơn 2 tháng vừa qua, máy bay MiG-29SMT đã thực hiện hơn 140 cuộc xuất kích.
[ẢNH]
Trong những lần xuất kích đó, máy bay MiG-29SMT đều hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến việc phá hủy cơ sở hạ tầng của lực lượng khủng bố.
[ẢNH]
Việc đưa MiG-29SMT đến Syria và mục đích sử dụng nó của Nga đã khá rõ ràng, tuy nhiên theo truyền thông Mỹ, Không quân Nga (VKS) sẽ không thể dùng tiêm kích này cho trận chiến chống khủng bố tại điểm nóng Deir Ezzor.
[ẢNH]
Chính điều này đã khiến Nga rút toàn bộ MiG-29SMT về nước chỉ sau hai tháng triển khai dù chiến trường Syria thời điểm đó vẫn đang nóng bỏng cuộc chiến với khủng bố IS tại Deir Ezzor.
[ẢNH]
Mặc dù vậy giới thạo tin cho rằng, Nga đã đem MiG-29STM về để cải tiến một số tính năng sau màn thực chiến nhằm nâng cao sức chiến đấu.
[ẢNH]
Nga hy vọng MiG-29STM sẽ trở thành món hàng xuất khẩu hàng đầu của Nga bên cạnh chiến đấu cơ Su-30/35.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]