[ẢNH] Lo ngại "quà Giáng sinh" từ Triều Tiên, Mỹ điều máy bay đánh hơi hạt nhân áp sát

ANTD.VN - Nhiều máy bay trinh sát Mỹ, trong đó có cả RC-135, loại máy bay chuyên dùng để đánh hơi các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo đã liên tục hoạt động gần biên giới Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng dọa "gửi quà Giáng sinh" cho Washington.
[ẢNH] Lo ngại
Triều Tiên có khả năng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào dịp Giáng sinh để phô diễn sức mạnh và cảnh báo Mỹ, theo giới chuyên gia. Điều này đã được truyền thông Triều Tiên nhắc tới và cho rằng họ có thể gửi "quà Giáng sinh" cho Washingtonn.
[ẢNH] Lo ngại
"Rất có khả năng Triều Tiên sẽ phóng vũ khí trong đêm Giáng sinh. Họ sẽ gọi nó là hệ thống pháo phản lực (rocket) thay vì tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Các thử nghiệm ở bãi phóng Sohae dường như để chuẩn bị cho hoạt động này", nhà nghiên cứu Ahn Chan-il tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc nhận xét ngày 18-12.
[ẢNH] Lo ngại
Dữ liệu của Aircraft Spots, trang chuyên theo dõi máy bay trên thế giới, cho thấy các trinh sát cơ RC-135 của Mỹ nhiều lần bay gần Triều Tiên, trong đó có vùng trời phía Nam khu phi quân sự (DMZ) liên Triều.
[ẢNH] Lo ngại
Các trinh sát cơ này có thể sử dụng cảm biến để giám sát hoạt động sâu bên trong lãnh thổ Triều Tiên khi bay trên không phận Hàn Quốc hoặc quốc tế.
[ẢNH] Lo ngại
Các chuyến bay nhằm thu thập thông tin tình báo, giám sát trên không và trinh sát gần Triều Tiên được Mỹ thực hiện với tần suất dày đặc sau khi Bình Nhưỡng thông báo gửi "quà Giáng sinh" cho Washington hôm 3-12 và tiến hành "thử nghiệm rất quan trọng" tại Sohae 5 ngày sau.
[ẢNH] Lo ngại
RC-135 là một trong những máy bay trinh sát lớn nhất thế giới. Phi hành đoàn gồm 27 người, bao gồm 3 phi công, 2 hoa tiêu và 22 chuyên viên phân tích, tình báo, sĩ quan chiến tranh điện tử và kỹ thuật viên bảo trì.
[ẢNH] Lo ngại
RC-135 có hệ thống cảnh báo va chạm, hệ thống liên lạc bằng sóng radio, ăng ten vệ tinh, máy ảnh điện quang học độ phân giải cao cùng hệ thống cảm biến.
[ẢNH] Lo ngại
Dữ liệu mà chúng thu thập sẽ được mã hóa và truyền trực tiếp tới các vệ tinh hoặc các máy bay khác nhằm tránh những tác động từ hệ thống chiến tranh điện tử của đối phương.
[ẢNH] Lo ngại
RC-135 có chiều dài 41,53 m, sải cánh 39,88 m, tải trọng cất cánh tối đa đạt 146.000 kg, vận tốc cực đại 933 km/h.
[ẢNH] Lo ngại
Phạm vi hoạt động của RC-135 là 5.500 km, và trần bay đạt 15.200 m.
[ẢNH] Lo ngại
RC-135 bay lên cao với vận tốc 1.500 m/phút
[ẢNH] Lo ngại
Hiện nay, không quân Mỹ có 15 máy bay trinh sát RC-135, đều thuộc liên đội 55 của Bộ tư lệnh tác chiến đường không Không quân Mỹ.
[ẢNH] Lo ngại
Lần gần nhất RC-135S xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên là vào tháng 4-2019, thời điểm Bình Nhưỡng tái khởi động các hệ thống phóng tên lửa.
[ẢNH] Lo ngại
Ngoài RC-135, Mỹ còn điều một số trinh sát cơ khác giám sát Triều Tiên trong những ngày qua. Ít nhất một trinh sát cơ không người lái RQ-4B Global Hawk bay ở độ cao cực lớn với góc bay nghiêng để chụp ảnh các khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Triều Tiên.
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại
[ẢNH] Lo ngại