[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga

ANTD.VN - Trên chiến trường Syria, Quân đội Nga đã lần đầu tung vào trận địa xe tăng không người lái Uran-9 để thử nghiệm tính năng, tuy nhiên kết quả mà nó thu về bị đánh giá là đáng thất vọng khiến Moskva phải tìm hướng đi khác hiệu quả hơn.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Viện nghiên cứu Trung ương 3 của Bộ Quốc phòng Nga sau quá trình tìm hiểu đã đưa ra những đánh giá rất tiêu cực về robot chiến trường - xe tăng tự hành Uran-9.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Trong đó quan trọng nhất gồm có những chỉ trích Uran-9 là một dự án vội vàng, khung gầm yếu, thấp, không phù hợp, hay hỏng vặt, hệ thống điện tử dễ bị chế áp.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Điều mà robot Uran-9 gây thất vọng nhất chính là cự ly điều khiển quá ngắn, không quá 500 m trong điều kiện địa hình trống trải, nếu có vật cản thì gần như chắc chắn bị mất tín hiệu, thậm chí còn gây cản trở quá trình chiến đấu của quân ta.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Việc khắc phục sai sót của Uran-9 dự kiến sẽ mất khá nhiều thời gian, bởi vậy để nhanh chóng lấp khoảng trống Nga đã đưa ra một ý tưởng táo bạo đó là robot hóa các xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Ban đầu ứng viên sáng giá chính là khung gầm xe tăng T-14 Armata, tuy nhiên do giá thành quá đắt so với T-72B3 (6 triệu USD so với 1,6 triệu USD) mà cuối cùng T-72B3 đã được lựa chọn.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Chiếc chiến xa không người lái này có tên định danh là Storm, Nhà máy Uralvagonzavod đã chế thử thành công chiếc đầu tiên để rút kinh nghiệm và chứng minh tính khả thi của dự án.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Thay đổi đầu tiên về khung thân đó là những robot chiến trường này được trang bị một lưỡi ủi phía trước để sử dụng trong tác chiến đô thị, kèm theo đó là giáp lồng chống RPG và giáp phản ứng nổ bao phủ các vị trí hiểm yếu quanh thân.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Uralvagonzavod đã giới thiệu 4 cấu hình cơ bản dành cho robot chiến trường mới, trong đó phương án đầu tiên là chiếc xe tăng nặng 50 tấn trang bị pháo 125 mm nòng ngắn với độ dài chỉ 4.000 mm.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Cấu hình tiếp theo trang bị cho xe tăng không người lái 2 pháo tự động 2A42 cỡ 30 mm tương tự BMPT, đi kèm súng máy PKT 7,62 mm và súng phóng đạn nhiệt áp RPO-M.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Hai thiết kế còn lại đơn giản hơn khi chỉ tích hợp súng RPO-M hoặc giàn phóng đạn nhiệt áp 220 mm của TOS-1 Buratino. Trong ảnh là xe chỉ huy điều khiển robot cũng đặt trên khung gầm T-72B3.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Yêu cầu về khả năng bảo vệ đối với dòng robot chiến trường hạng nặng này là phải chịu được 10 - 15 phát đạn chống tăng RPG và mìn, đây có lẽ là chỉ tiêu hơi cao và sẽ làm giá thành tăng vọt.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Bên cạnh đó xe phải có sức cơ động tốt trong thành phố, vũ khí không cản trở vận động trong không gian hẹp. Khoảng cách điều khiển đối với robot chiến trường này tối thiểu phải là 3 km.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Hai chỉ tiêu trên của Nga có vẻ đang hơi "đá" nhau, vì để có sức cơ động tốt thì xe tăng điều khiển từ xa phải thật gọn nhẹ, trong khi nó lại yêu cầu chịu được sức công phá lớn tất yếu sẽ dẫn tới phải mang giáp dày làm tăng trọng lượng bản thân.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Không rõ tiến trình đánh giá thử nghiệm chiếc xe tăng không người lái này đã đạt được bước tiến mới nào hay chưa, nhưng đang có ý kiến lo ngại rằng chi phí dành cho nó còn vượt trội Uran-9.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
Thực tế khó mà phủ nhận đó là số tiền dành để chế tạo một robot chiến trường cỡ lớn với trọng lượng 50 tấn chắc chắn đắt đỏ hơn một chiếc xe tăng không người lái nhỏ gọn.
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga
[ẢNH] Lộ diện robot chiến trường cỡ lớn trên khung gầm T-72B3 của Nga