[ẢNH] Lộ diện quốc gia được "thừa hưởng" phi đội F-35 Mỹ dự định bán cho Thổ Nhĩ Kỳ

ANTD.VN - Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ thực hiện biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách hủy bỏ cung cấp tiêm kích tàng hình F-35 vì Ankara vẫn theo đuổi hợp đồng mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không S-400 với Nga.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Mới đây Mỹ đã chính thức gửi "tối hậu thư" tới Thổ Nhĩ Kỳ, yêu cầu Ankara phải hủy bỏ hợp đồng mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf ký với Nga trước ngày 31/7.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Nếu tới thời điểm đó Ankara vẫn không thay đổi ý định thì nước này sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi chương trình F-35, tuy nhiên ngay tại thời điểm này Mỹ đã thực hiện những bước đi đầu tiên.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Theo thông báo mới nhất, quyền tiếp cận các máy bay chiến đấu F-35 đã bị cắt đối với 6 phi công Thổ Nhĩ Kỳ đang có mặt tại căn cứ không quân Luke ở Arizona, bao gồm 2 huấn luyện viên và 4 học viên.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Chuẩn tướng Todd Canterbury, chỉ huy căn cứ không quân đã ra quyết định ngay lập tức ngừng bay với các phi công Thổ Nhĩ Kỳ và hạn chế quyền tiếp cận của họ vào kho chứa các thông tin và tài liệu mật.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, ông Mike Andrew cũng xác nhận rằng các phi công Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ Không quân Luke không còn bay trên F-35 dù chưa tới thời hạn 31/7.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Trong một diễn biến khác, Lầu Năm Góc đang thảo luận với Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ về việc bồi hoàn cho Ankara những chi phí liên quan đến máy bay mà họ đã mua, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ellen Lord cho biết.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Như vậy khả năng rất cao là Mỹ sẽ tuyên bố đình chỉ hoàn toàn việc bàn giao các tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II cho không quân Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Trong lúc này, mối quan tâm lớn nhất của Mỹ là phải xử lý ra sao với đơn hàng tiêm kích F-35 mà đáng lẽ ra phải bàn giao cho không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Đơn giản nhất là không quân Mỹ sẽ tiếp nhận số chiến đấu cơ trên vào biên chế chiến đấu, nhưng như vậy thì họ lại không thu được lợi nhuận theo đúng dự kiến.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Bởi vậy khả năng cao hơn là Mỹ sẽ tìm một quốc gia đồng minh để chuyển giao lại số tiêm kích tàng hình trên, nhất là khi ứng viên sáng giá nhất đã lộ diện.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Mới đây chính quyền Ba Lan đã cho biết họ muốn sở hữu máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ nhanh hơn dự định nếu Washington từ chối cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
"Ba Lan đang xếp hàng để sở hữu những chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cực kỳ tối tân này".
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
"Trong điều kiện bình thường, Warsaw không có cơ hội để nhận được F-35 trước Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng giờ đây Thổ Nhĩ Kỳ đơn giản là có thể bị loại khỏi danh sách đợi mua", nguồn tin cho biết.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Hồi đầu tháng 3-2019, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan đã thông qua kế hoạch hiện đại hóa kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang của nước này đến năm 2026. Theo đó Ba Lan sẽ sở hữu 32 tiêm kích F-35 vào năm 2026.
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
Nhưng hiện tại Ba Lan đang muốn đẩy nhanh tiến độ trang bị F-35 nhằm sẵn sàng đối phó với Nga khi cuối năm nay Moskva sẽ nhận tiêm kích tàng hình Su-57 đầu tiên và có thể lên tới 12 chiếc vào cuối năm 2020
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được
[ẢNH] Lộ diện quốc gia được